Microsoft chưa chính thức ra mắt Windows 11 nhưng bản thử nghiệm đã có thể tải xuống ở nhiều diễn đàn. Giống như máy mới cài Windows 10 thì bước quan trọng tiếp theo sau khi cài Windows 11 là cài driver các phần cứng. Khả năng cao Windows 11 là một hệ điều hành có khả năng nhận diện phần cứng và tải driver tương ứng rất tốt, gần như bạn không phải làm gì nhiều ngoài kết nối máy tính với internet và… ngồi đợi. Tuy nhiên, các driver mà Windows nhận diện và cài đặt thường được giản lược tối đa để đảm bảo phần cứng hoạt động, tương thích tốt với Windows và đủ nhẹ để tải qua Internet. Do đó, nhiều tính năng của các nhà sản xuất phần cứng thêm vào sẽ không được cài đặt kèm, ví dụ như “Nvidia geforce experience” – phần mềm tự động tối ưu setting game rất hay của Nvidia, thường không được cài kèm driver tự nhận của Windows.
Vậy làm thế nào để biết máy tính của mình cần cài những driver gì ?
Cách nhận biết các driver cần cài trên máy tính của mình
Với Desktop
Thường thì với desktop hay còn gọi là máy tính bàn, các driver phần cứng cần thiết sẽ được liệt kê trên trang chủ của mainboard mà máy tính đang sử dụng. Nếu không rõ mainboard mình đang sở hữu, bạn có thể sử dụng phần mềm của bên thứ ba như CPU-Z để xem hoặc mở thùng máy ra và nhìn quanh bo mạch chủ, chắc chắn tên của nó sẽ được ghi ở 1 chỗ nào đó dễ nhìn thấy với kích thước và font chữ khác biệt so với các thông số khác.
Sau khi biết được tên mainboard của mình, các bạn chỉ cần gõ đúng tên đó vào Google sẽ được dẫn ngay tới trang giới thiệu sản phẩm của hãng, và thường danh sách driver sẽ ở mục “Hỗ trợ (Support)” hoặc “Tải về (Download)”….
Với Laptop
Tương tự như desktop, các bạn cũng có thể dùng phần mềm của bên thứ ba để kiểm tra hoặc lật laptop lại, dưới đáy máy sẽ luôn có một chiếc tem ghi mọi thông tin về chiếc laptop đó.
Sau khi biết tên laptop của mình, các bạn có thể gõ vào Google toàn bộ tên và số model của mình, trang giới thiệu sản phẩm của hãng sẽ hiện ra và driver ở mục “Hỗ trợ” hoặc “Tải về” tương tự như desktop.
Các driver nên cài (lại)
Vì Windows 11 có thể sẽ nhận driver rất tốt nên phần lớn driver bạn down trên trang chủ sẽ là cài lại, tuy nhiên một số driver thực sự đáng cài lại vì các thành phần phụ đi kèm driver download thủ công hơn nhiều so với driver tự nhận bởi Windows.
-Touchpad và Ultilities: Thường thì chỉ có laptop mới có phần này, tuy nhiên một số desktop cũng có Ultilities của riêng mình. Đây chính là thành phần đặc biệt nhất, làm sản phẩm của một thương hiệu khác biệt so với thương hiệu khác và Windows thường xuyên bỏ qua, không cài đặt các thành phần nhỏ nhưng cực kì quan trọng này. Do đó, các bạn nên tải về và cài đặt toàn bộ những gì có trong phần này và dùng thử các tính năng đó.
-Driver card màn hình và driver card âm thanh: Cũng như các Ultilities, các driver download thủ công của các linh kiện này thường đi kèm những tiện ích nho nhỏ nhưng tạo nên sự khác biệt giữa các thương hiệu ví dụ như tính năng tuỳ chỉnh cài đặt với 1 nút bấm chẳng hạn. Do đó các bạn nên dành chút thời gian tải và cài đặt các driver này và cảm nhận sự khác biệt nếu có.
Bạn đã tìm kiếm nhưng không thấy phiên bản Driver và/hoặc Ultilities cho Windows 11? Đừng lo, hãy cứ tải phiên bản của Windows 10 và cài đặt, thưởng thì chúng sẽ tương thích rất tốt, nhưng nếu bị màn hình xanh, bạn không có cách nào khác là gỡ bỏ nó và tạm thời sử dụng mà không có Ultilities yêu thích. Hoặc đơn giản là quay lại Windows 10 vốn cũng đang rất tốt rồi.
Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Năm lý do khiến bạn nên mua một chiếc AirPods Max
>> Tai nghe Galaxy Buds2 đang được chế tạo, thiết kế có nhiều nâng cấp
>> Loa 7.1 Là Gì? Hệ Thống Âm Thanh 7.1 Được Sắp Xếp Như Thế Nào?
0 nhận xét:
Đăng nhận xét