Thứ Ba, 22 tháng 6, 2021

Nvidia Geforce: Tất cả mọi thứ bạn cần biết về dòng GPU gaming của đội xanh (cập nhật 2021)

Chắc hẳn là một game thủ, chắc chắn bạn đã nghe thấy cái tên Nvidia Geforce rồi. Nhưng bạn có biết được rõ về lịch sử của nó hay không? Vậy thì hôm nay, hãy cùng HANOICOMPUTER đi tìm hiểu tất cả mọi thứ về dòng sản phẩm “con cưng” của Nvidia nhé.

Nvidia Geforce 1

Logo của dòng sản phẩm đồ họa chủ lực của Nvidia – Geforce

Đôi nét về lịch sử ra đời của dòng Nvidia Geforce

Geforce là tên của một dòng vi xử lý đồ họa (GPU) được thiết kế và phát triển bởi Nvidia. Cái tên này bắt nguồn từ một cuộc thi vào năm 1999. Cuộc thi “Name that chip” do Nvidia tổ chức để tìm ra tên cho dòng sản phẩm kế thừa cho Riva TNT2. Đã có hơn 12000 lượt tham gia và có 7 người thắng cuộc.

Tính tới dòng RTX 30-series, đã có tổng cộng 17 thế hệ sản phẩm Geforce. Nếu nói về sản phẩm card đồ họa rời, thì đối thủ duy nhất còn lại của nó chỉ còn lại dòng Radeon của AMD, sau khi các công ty như 3dfx, Matroxx,…lần lượt phá sản.

Các thế hệ của Geforce

Dưới đây, mình sẽ chỉ đề cập tới các dòng GPU cho desktop. Và mình sẽ chỉ tập trung vào các GPU được bán ra thị trường dưới dạng retail, không đề cập tới các mã OEM.

Các mã GPU laptop sẽ chỉ được liệt kê từ thế hệ Geforce 700-series trở đi.

Khởi nguồn của tất cả: Geforce 256

Nvidia Geforce 2

GPU Geforce 256, tên mã NV10 – “cụ tổ” của dòng Geforce.

Geforce 256 là thế hệ GPU đầu tiên thuộc dòng Geforce được Nvidia tung ra. Ra mắt vào 31/8/1999, GPU này tính tới năm nay đã tròn 20 năm tuổi rồi đó các bạn ạ. Thời bấy giờ, sự ra mắt của nó đã tạo ra một cơn địa chấn trong làng đồ họa. Vì nó là card đồ họa đầu tiên hỗ trợ chuyển đổi hình ảnh qua phần cứng, chiếu sáng và shader. Mặc dù vậy, các game hỗ trợ các công nghệ đó được ra mắt khoảng 1 năm sau đó. Các card Geforce 256 đời đầu sử dụng VRAM loại SDR, về sau nó được chuyển sang loại DDR.

Nvidia dừng hỗ trợ dòng card đồ họa này vào 14/4/2005, với bản driver cuối cùng dành cho Windows 2000/Windows XP 32-bit. Tuy vậy, các bản driver đó vẫn có thể cài đặt cho Windows 7. Nhưng hiệu ứng Aero sẽ không được hỗ trợ.

Đối thủ của thế hệ này gồm:

  • ATi Rage 128 và Rage Fury MAXX
  • 3dfx Voodoo3
  • Matrox G400
  • S3 Savage 3000

Thông số kỹ thuật Geforce 256

Tên GPU Tên mã Xung gốc Giao thức VRAM Loại VRAM
Geforce 256 SDR NV10 120 MHz AGP x4

PCI

32 MB SDR
Geforce 256 DDR 32 MB

64 MB

DDR

Thế hệ thứ 2: Geforce2

Nvidia Geforce 3

Geforce2 Ultra – Biến thể mạnh nhất của dòng Geforce2

Ra mắt vào 7/9/2000, Geforce2 là người kế thừa của dòng Geforce 256. Ở thế hệ này, Nvidia đã chuyển sang thiết kế vi xử lý texture kép trên cùng 1 pipeline. Từ đó, tỉ lệ texture fillrate tăng gấp đôi so với người tiền nhiệm. Tiến trình sản xuất cũng được thu nhỏ, từ 220nm xuống 180nm. Nổi bật hơn, ta có GPU Geforce2 Ti được thu nhỏ hơn nữa, xuống còn 150nm.

Dòng Geforce2 có khá nhiều biến thể, trong đó mạnh nhất là biến thể Geforce2 Ultra. Các biến thể non-MX của nó được kế nhiệm bởi dòng Geforce3. Tuy nhiên, dòng Geforce2 non-MX vẫn được giữ lại và được giảm giá, để làm đối trọng ở phân khúc tầm trung. Và về sau, toàn bộ dòng Geforce2 được thay thế hẳn bởi dòng Geforce4.

Dòng này được ngừng hỗ trợ vào 20/11/2006. Đối thủ của nó bao gồm:

  • 3dfx Voodoo5
  • ATi Radeon R100
  • PowerVR Series 3

Thông số kỹ thuật Geforce2 series

Tên GPU Tên mã Xung gốc Giao thức VRAM Loại VRAM
Geforce2 MX200 NV1A 175 MHz AGP x4

PCI

32 MB

64 MB

SDR
Geforce2 MX
Geforce2 MX400 200 MHz SDR

DDR

Geforce2 GTX NV15 DDR
Geforce2 Pro
Geforce 2 Ti 250 MHz
Geforce2 Ultra NV16 64 MB

Các dòng Geforce tiếp theo, từ Geforce3 – Geforce6 chỉ mang lại một số ít cải tiến. Theo đó, thế hệ GPU nổi bật tiếp theo sẽ là Geforce8

Huyền thoại 1 thời: Geforce 8 series (8xxx)

Nvidia Geforce 4

Card đồ họa mơ ước một thời của các Game thủ: Geforce 8800 Ultra

Huyền thoại Geforce 8 (tên ban đầu: G80) chính thức ra mắt vào 8/11/2006. Ở thời điềm đó, nó là dòng GPU đầu tiên hỗ trợ Direct3D 10. Và đây cũng là GPU đầu tiên sử dụng cách đặt tên mã của kiến trúc theo các vĩ nhân khoa học nổi tiếng. Cụ thể, Geforce 8 được sản xuất trên vi kiến trúc Tesla, được đặt theo tên nhà vật lý Nikola Tesla. Tiến trình cũng được thu nhỏ xuống còn 90nm. Kiến trúc Tesla cũng là kiến trúc đầu tiên của Nvidia sử dụng kiểu shader đồng nhất (unified shader). Và, sau dòng Geforce 7, thì dòng Geforce 8 là thế hệ tiếp theo của Nvidia được mang lên laptop

Ban đầu khi mới ra mắt, dòng Geforce 8 mới chỉ có mã 8800GTX. Phiên bản GTS ra mắt sau đó vài tháng. Và phải mất tới 6 tháng, các mã card phổ thông mới được tung ra. 1 năm sau, Nvidia tung ra phiên bản làm lại của Geforce 8, dựa trên nền GPU G92 và tiến trình 65nm.

Dòng Geforce 8 bị ngừng hỗ trợ vào ngày 14/12/2016, kết thúc hơn 10 năm “tung hoành” của một tượng đài.

Thông số kỹ thuật Geforce 8 series

Tên GPU Tên mã Xung gốc Giao thức VRAM Loại VRAM
8300 GS G86 450 MHz PCI Express 1.0 x16 128 MB

512 MB

DDR2
8400 GS PCI Express 1.0 x16

PCI

128 MB

256 MB

512 MB

8500 GT 256 MB

512 MB

1 GB

8600 GS G84 540 MHz PCI Express 1.0 x16 256 MB

512 MB

8600 GT PCI Express 1.0 x16

PCI

256 MB

512 MB

1 GB

DDR2

GDDR3

8800 GS G92 550 MHz PCI Express 2.0 x16 384 MB

768 MB

GDDR3
8800 GT 600 MHz 256 MB

512 MB

1 GB

8800 GTX G80 575 MHz PCI Express 1.0 x16 768MB
8800 Ultra 612 MHz

Kế tục huyền thoại: Geforce 9

Kế tục huyền thoại Geforce 8, ta có một huyền thoại mới: Geforce 9. Phiên bản này được sản xuất trên nền kiến trúc Tesla được xào nấu lại, cùng tiến trình 65nm và 55nm.

Điểm nổi bật nhất là, cùng với GPU G92, Geforce 9 đã mang lại sự hỗ trợ PCI Express 2.0 cho tất cả các mã. Và cho đến nay, PCI Express 2.0 vẫn chưa bị bão hòa nhiều bởi các chuẩn mới hơn.

Cùng với Geforce 8, Geforce 9 cũng bị ngừng hỗ trợ vào ngày 14/12/2016.

Thông số kỹ thuật Geforce 9 series

Tên GPU Tên mã Xung gốc Giao thức VRAM Loại VRAM
9300 GE G98 540 MHz PCI Express 2.0 x16 256 MB DDR2
9300 GS 567 MHz
9400 GT G96-200-C1

G96A

G96B

550 MHz PCI Express 2.0 x16

PCI

256 MB

512 MB

1 GB

GDDR2

GDDR3

9500 GT G96-300-C1 DDR2

GDDR3

9600 GS G94A 500 MHz 768 MB DDR2
9600 GT G94-300-A1 650 MHz PCI Express 2.0 x16 512 MB

1 GB

GDDR3
9800 GT G92A

G92B

600 MHz
9800 GTX G92 675 MHz 512 MB
9800 GTX+ G92B 738 MHz 512 MB

1 GB

9800 GX2 2x G92 600 MHz 2x 512 MB

Tới đây, mình xin phép bỏ qua dòng Geforce 100-series. Bởi vì dòng này chỉ là dòng Geforce 9 rebrand lại.

Geforce 200-series

Nvidia Geforce 5

Card đồ họa GTX 260

Chỉ 4 tháng sau khi ra mắt Geforce 9, Nvidia đã rục rịch ra mắt Geforce 200-series. Thế hệ này được sản xuất dựa trên thế hệ thứ 2 của kiến trúc Tesla. Tiến trình sản xuất cũng trải dài từ 65nm cho tới 40nm.

Bắt đầu từ thế hệ này, Nvidia đã áp dụng phương pháp bin GPU. Lấy ví dụ, GTX 280 và GTX 260 cùng dựa trên GPU GT200. Nhưng Nvidia phân biệt chúng bằng cách test tìm lỗi trong quá trình thực hiện chức năng. Nếu GPU nào không đạt thông số của GTX 280, nó sẽ được test lại và cộp mác GTX 260 (ít SP và ROPs hơn cùng độ rộng bộ nhớ hẹp hơn. Và vào cuối 2008, Nvidia đã ra mắt thêm 1 phiên bản mới của GTX 260, với số SP tăng so với bản cũ.

Nvidia ngừng hỗ trợ dòng GPU này vào 1/4/2016. Tuy nhiên, ngày này lại đúng là cá tháng 4, nên nhiều người dùng cữ nghĩ đây chỉ là trò đùa của Nvidia.

Thông số kỹ thuật Geforce 200-series

Tên GPU Tên mã Xung gốc Giao thức VRAM Loại VRAM
GT 205 GT218 589 MHz PCI Express 2.0 x16 512 MB DDR2
GT 210 GT218-325-B1 520 MHz

589 MHz

PCI Express 2.0 x16

PCI Express 1.0 x1

PCI

512 MB

1 GB

DDR2

DDR3

GT 220 GT216 615 MHz

625 MHz

PCI Express 2.0 x16
GT 230 G92B

G94B

500 MHz

650 MHz

512 MB

1 GB

1.5 GB

DDR2

GDDR3

GT 240 GT215 550 MHz 512 MB

1 GB

DDR3

GDDR3

GDDR5

GTS 240 G92A

G92B

675 MHz 1 GB GDDR3
GTS 250 G92B

G92B-428-B1

702 MHz

738 MHz

512 MB

1 GB

GTX 260 GT200-100-A2

GT200-103-A2

576 MHz 896 MB
GTX 275 GT200-105-B3 633 MHz
GTX 280 GT200-300-A2 602 MHz 1 GB
GTX 285 GT200-350-B3 648 MHz
GTX 290 2X GT200-400-B3 576 MHz 2x 896 MB

Mình sẽ bỏ qua tiếp dòng Geforce 300-series vì đó chỉ là dòng Geforce 200-series rename lại. Và dòng đó chỉ được bán thông qua các OEM. Qua đó, thế hệ GPU lớn tiếp theo sẽ là:

“Lò nướng di động”: Geforce 400-series

Nvidia Geforce 6

“Lò nướng di động” một thời – GTX 480

Lên kệ vào 12/4/2010, Geforce 400-series là tiền đề để Nvidia giới thiệu kiến trúc hoàn toàn mới – Fermi. Thực chất, nó được dự kiến ra mắt vào tháng 11/2009. Nhưng sau một vài sự trì hoãn, nó được hé lộ vào ngày 26/3/2010 và bán ra không lâu sau đó vào 12/4.

Nvidia tuyên bố rằng Fermi là một bước đi quan trọng mới của họ sau kiến trúc Tesla. GF100, GPU đầu tiên thuộc Fermi, khá mạnh: 512 SP, chia đều ra 16 cụm, mỗi cụm 32 SP và đi kèm với 3 tỉ bóng bán dẫn. Nó được sản xuất trên tiến trình 40nm của TSMC. Và nó cũng là GPU đầu tiên của Nvidia hỗ trợ OpenGL 4.0 và Direct3D 11. Tuy nhiên, không có sản phẩm nào dựa trên nhân GF100 “bung lụa” hoàn toàn được Nvidia ra mắt.

Sở dĩ mình lại gọi dòng GPU này là “lò nướng di động” bởi vì nhiệt độ trên một số mã quá nóng. Nó nóng tới nỗi có thể rán được cả trứng trên mặt GPU.

Nvidia chính thức ngừng hỗ trợ thế hệ này, cùng với kiến trúc Fermi, vào tháng 4/2018. Nó sẽ chuyển sang chế độ Legacy và được duy trì cho tới 1/2019. Trước đó, họ cũng tuyên bố rằng từ sau bản Driver 390.xx là sẽ không hỗ trợ HĐH 32-bit nữa.

Thông số kỹ thuật dòng Geforce 400-series.

Ngoại trừ GT 405 vẫn sử dụng kiến trúc Tesla, tất cả các mã GPU khác đều được dựa trên kiến trúc Fermi.

Tên GPU Tên mã Xung gốc Giao thức VRAM Loại VRAM
GT 405 GT216 475 MHz

589 MHz

PCI Express 2.0 x16 512 MB

1 GB

DDR3
GT 420 GF108 700 MHz 2 GB GDDR3
GT 430 512 MB

1 GB

2GB

GT 440 GF108

GF106

810 MHz

594MHz

512 MB

1 GB

1.5 GB

2 GB

3 GB

GDDR3

GDDR5

GTS 450 GF106

GF106-250

GF116-200

790 MHz

783 MHz

512 MB

1 GB

1.5 GB

GDDR5
GTX 460 GF104

GF104-300-KB-A1

GF114

650 MHz

675 MHz

778 MHz

768 MB

1 GB

2 GB

GTX 460 SE GF104-225-A1 650 MHz 1 GB
GTX 465 GF100 607 MHz 1 GB
GTX 470 1.2 GB
GTX 480 700 MHz 1. 5 GB

Fermi “bung lụa”: Geforce 500-series

Nvidia Geforce 7

“Trùm cuối” Geforce 500-series – GTX 590

Thế hệ Geforce 500-series này là một phiên bản làm mới của thế hệ 400-series. Ra mắt lần đầu vào 9/11/2010 với GTX 580, Geforce 500-series là thế hệ đầu tiên sở hữu một GPU Fermi được mở khóa hoàn toàn. Và tương tự như người tiền nhiệm, nó sẽ hỗ trợ DirectX11, OpenGL 4.6 và OpenCL 1.1.

Sau GTX 580, Nvidia còn cho ra mắt một số phiên bản chuyên biệt khác:

  • 25/1/2011: Ra mắt GTX 560 Ti, đánh thẳng vào phân khúc tầm trung cao. Với hiệu năng hơn GTX 460 30% và nằm giữa HD 6870 và HD 6950, nó sẽ thay thế cho GTX 470
  • 15/3/2011: GTX 550 Ti chính thức ra mắt. Tuy được dựa trên GPU GF116, nhưng Nvidia đã đặt tên là GTX 550 Ti, không phải GTS 550. Hiệu năng mạnh hơn HD 5770 của AMD khoảng 12%.
  • 24/3/2011: GTX 590 ra mắt. Sở hữu 2 GPU, nó có thể dễ dàng hỗ trợ công nghệ 3D Vision của Nvidia mà không gặp trở ngại

Cũng như 400-series, Nvidia chính thức ngừng hỗ trợ thế hệ này vào tháng 4/2018. Nó sẽ chuyển sang chế độ Legacy và được duy trì cho tới 1/2019.

Thông số kỹ thuật Geforce 500-series

Tên GPU Tên mã Xung gốc Giao thức VRAM Loại VRAM
GT 510 GF119 523 MHz PCI Express 2.0 x16 1 GB

2 GB

DDR3
GT 520 810 MHz PCI Express 2.0 x16

PCI Express 2.0 x1

PCI

GT 530 GF118 700 MHz PCI Express 2.0 x16
GT 545 GF116 720 MHz

870 MHz

1 GB

1.5 GB

3 GB

DDR3

GDDR5

GTX 550 Ti GF116-400 900 MHz 1 GB

1.5 GB

GDDR5
GTX 555 GF114 736 MHz 1 GB
GTX 560 SE
GTX 560 810 MHz 1 GB

2 GB

GTX 560 Ti GF114

GF110

822 MHz

732 MHz

1 GB

2 GB

1.2 GB

2.5 GB

GTX 570 GF110-275-A1 732 MHz 1.2 GB

2.5 GB

GTX 580 GF110-375-A1 772 MHz 1.5 GB

3 GB

GTX 590 2x

GF110-351-A1

607 MHz 2x 1.5 GB

Kiến trúc mới tiếp theo: Geforce 600-series

Nvidia Geforce 8

Card đồ họa “quốc dân 1 thời” – GTX 650 Ti

Ra mắt vào 22/3/2012, Geforce 600-series là cơ sở để Nvidia giới thiệu kiến trúc Kepler hoàn toàn mới. Cái tên này được đặt theo tên nhà toán học người Đức Johannes Kepler. Tuy nhiên, chỉ có các mã tầm trung và high-end mới sử dụng Kepler. Các mã tầm thấp vẫn sẽ được dựa trên kiến trúc Fermi có phần cũ kỹ.

Cùng với đó, các tính năng mới sau được áp dụng chỉ trên các GPU sử dụng Kepler:

  • PCI Express 3.0
  • DisplayPort 1.2
  • HDMI 1.4a
  • Encode H.264 bằng phần cứng
  • NVSurround, hỗ trợ cùng lúc 4 màn hình 2D và 3 màn hình 3D
  • CUDA Compute 3.0
  • Nvidia GPU Boost
  • Tiến trình 28nm
  • TXAA

Hiện tại, chưa có thông tin về việc ngừng hỗ trợ kiến trúc Kepler trên PC. Do đó, các GPU cho Desktop sử dụng Kepler vẫn đang được Nvidia hỗ trợ.

Thông số kỹ thuật Geforce 600-series

Tên GPU Tên mã Xung gốc Giao thức VRAM Loại VRAM
GT 610 GF119-300-A1 810 MHz PCI Express 2.0 x16

PCI Express 2.0 x1

PCI

512 MB

1 GB

2 GB

DDR3
GT 620 GF119

GF108-100-KB-A1

810 MHz

700 MHz

PCI Express 2.0 x16 512 MB

1 GB

2 GB

GT 630 GK107

GF108-400-A1

GF108

GK208-301-A1

875 MHz

700 MHz

810 MHz

902 MHz

PCI Express 3.0 x16

PCI Express 2.0 x16

PCI Express 2.0 x8

1 GB

2 GB

4 GB

DDR3

GDDR5

GT 640 GF116

GK107

GK208-400-A1

720 MHz

797 MHz

900 MHz

950 MHz

PCI Express 3.0 x16

PCI Express 2.0 x16

PCI Express 2.0 x8

1 GB

1.5 GB

2 GB

3 GB

4 GB

DDR3
GTX 650 GK107-405-A2 1058 MHz PCI Express 3.0 x16 1 GB

2 GB

GDDR5
GTX 650 Ti GK106-220-A1 928 MHz
GTX 650 Ti Boost GK106-240-A1 980 MHz
GTX 660 GK106-400-A1

GK104-200-KD-A2

980 MHz

823.5 MHz

1 GB

1.5 GB

2 GB

3 GB

GTX 660 Ti GK104-300-KD-A2 915 MHz 2 GB
GTX 670 GK104-325-A2 2 GB

4 GB

GTX 680 GK104-400-A2 1006 MHz
GTX 690 2× GK104-355-A2 915 MHz 2x 2 GB

Dòng card “quốc dân”: Geforce 700-series.

Nvidia Geforce 9

Bo mạch của card đồ họa GTX 780

Geforce 700-series được ra mắt vào 19/2/2013. Tuy bản chất là phiên bản làm mới của Kepler, một số mã vẫn dùng kiến trúc Fermi đã lỗi thời, một số nhỏ được sử dụng kiến trúc Maxwell xịn xò thời bấy giờ. GPU đầu tiên, GK110, được thiết kế với hiệu năng tính toán vượt trội. Đồng thời, từ dòng Geforce 700-series này, dòng Titan đã ra đời, với đại diện đầu tiên là GTX Titan.

Ngoài ra, 700-series cũng là dòng GPU đầu tiên của Nvidia hỗ trợ DirectX 12 (trên Windows 10). Ngoài ra, từ thế hệ này, Kepler được bổ sung thêm khả năng hỗ trợ Dynamic Super Resolution (DSR).

Tính tới thời điểm tháng 4/2020, dòng GPU này đã bị Nvidia ngừng hỗ trợ về Driver. Phiên bản driver mới nhất còn hỗ trợ hoàn chỉnh cho dòng này là 388.71.

Tuy nhiên, đến năm 2021, do cơn bão bitcoin và sự thiếu hụt nguồn cung càn quét. Dòng Geforce 700-series bỗng quay trở lại, cụ thể là mã GT 710 và GT 730. Do đó, Nvidia đã phát hành 1 bản driver mới vào ngày 10 tháng 6 với số phiên bản 466.77.

Thông số kỹ thuật Geforce 700-series cho desktop

Tên GPU Tên mã Xung gốc Giao thức VRAM Loại VRAM
GT 710 GK208-301-A1

GK208-203-B1

823 MHz

954 MHz

PCI Express 2.0 x8

PCI Express 2.0 x1

512 MB

1 GB

2 GB

DDR3

GDDR5

GT 720 GK208-201-B1 797 MHz PCI Express 2.0 x8 1 GB

2 GB

GT 730 GK208-301-A1

GK208-400-A1

GF108

902 MHz

700 MHz

PCI Express 2.0 x8

PCI Express 2.0 x16

1 GB

2 GB

4 GB

GT 740 GK107-425-A2 993 MHz PCI Express 3.0 x16









GTX 750 GM107-300-A2 1020 MHz 1 GB

2 GB

GDDR5








GTX 750 Ti GM107-400-A2 1 GB

2 GB

4 GB

GTX 760 GK104-225-A2 980 MHz 2 GB

4 GB

GTX 770 GK104-425-A2 1046 MHz
GTX 780 GK110-300-A1 863 MHz 3 GB

6 GB

GTX 780 Ti GK110-425-B1 876 MHz 3 GB
GTX Titan GK110-400-A1 837 MHz 6 GB

GTX Titan Black GK110-430-B1 889 MHz
GTX Titan Z 2× GK110 705 MHz 2x 6 GB

Thông số kỹ thuật Geforce 700-series cho Laptop

Tên GPU Tên mã Xung gốc Giao thức VRAM Loại VRAM
GT 720M GK208 719 MHz PCI Express 2.0 x8 2GB DDR3
GT 730M PCI Express 3.0 x8
GT 740M GK208

GK107

980 MHz

810 MHz

PCI Express 3.0 x8

PCI Express 3.0 x16

DDR3

GDDR5

GT 750M GK107 967 MHz PCI Express 3.0 x16
GTX 760M GK106 719 MHz GDDR5
GTX 765M 863 MHz
GTX 770M 797 MHz 3GB
GTX 780M GK104 4GB

Geforce 800-series

Nvidia không có GPU nào thuộc dòng Geforce 800-series cho desktop. Dòng này được Nvidia tập trung toàn bộ cho mảng laptop.

Tên GPU Tên mã Xung gốc Giao thức VRAM Loại VRAM
Geforce 820M GF117 719-954 MHz PCI Express 2.0 x16 2GB DDR3
Geforce 830M GM108 1029 MHz PCI Express 3.0 x16
Geforce 840M 2GB

4GB

GTX 850M GM107 876 MHz

936 MHz

DDR3

GDDR5

GTX 860M GM107

GK104

1020-1085 MHz

797-915 MHz

GDDR5
GTX 870M GK104 914-967 MHz 3-6GB
GTX 880M 954-993 MHz 4-8GB

Thế hệ gây nhiều tranh cãi nhất: Geforce 900-series

Nvida Geforce 10

Card đồ họa EVGA Geforce GTX 960 SSC 2GB

Là bàn đạp để giới thiệu Maxwell trên phân khúc High-end, Geforce 900-series được giới thiệu vào ngày 18/9/2014. Chúng được sản xuất trên tiến trình 28nm của TSMC. Tất cả các GPU thuộc dòng này đều hỗ trợ DirectX 12, OpenGL 4.6, OpenCL 1.2 và Vulkan 1.0.

Sở dĩ minh lại gọi dòng này là dòng GPU gây nhiều tranh cãi là vì VRAM của GTX 970. Trên vỏ hộp và các thông tin quảng cáo, Nvidia ghi rằng card đồ họa sử dụng GPU GTX 970 có 4GB VRAM. Tuy nhiên, thực tế nó không thể sử dụng được quá 3.5GB VRAM. Cuối cùng, sau hàng loạt vụ kiện tụng, Nvidia cũng đã thừa nhận rằng họ đã thay đổi cấu trúc GPU GTX 970 trước khi ra mắt. Ngoài ra, chúng còn gặp “phốt” về hiệu năng khi sử dụng Async Compute.

Cho tới nay, Geforce 900-series vẫn được Nvidia hỗ trợ.

Thông số kỹ thuật Geforce 900-series cho Desktop.

Tên GPU Tên mã Xung gốc Giao thức VRAM Loại VRAM
GTX 950 GM206-250 1024 MHz PCI Express 3.0 x16 2 GB GDDR5
GTX 960 GM206-300 1127 MHz 2 GB

4 GB

GTX 970 GM204-200 1050 MHz 3.5 GB + 0.5 GB
GTX 980 GM204-400 1126 MHz 4 GB
GTX 980 Ti GM200-310 1000 MHz 6 GB
GTX Titan X GM200-400 12 GB

Thông số kỹ thuật Geforce 900-series cho Laptop.

Tên GPU Tên mã Xung gốc Giao thức VRAM Loại VRAM
Geforce 920M GF117

GK208

775 MHz

954 MHz

PCI Express 3.0 x8 1GB

2GB

DDR3
Geforce 920MX GM108 1072 MHz 2GB DDR3

GDDR5

Geforce 930M 928 MHz DDR3
Geforce 930MX 952 MHz DDR3

GDDR5

Geforce 940M GM107

GM108

1029 MHz PCI Express 3.0 x8

PCI Express 3.0 x16

2GB
Geforce 940MX GM108 1122 MHz PCI Express 3.0 x8 2GB

4GB

GTX 950M GM107 914 MHz PCI Express 3.0 x16 2GB

4GB

GTX 960M 1029 MHz 2GB

3GB

4GB

GDDR5
GTX 965M GM204 924 MHz 2GB

4GB

GTX 970M 3GB

6GB

GTX 980M 1038 MHz 4GB

8GB

GTX 980 Notebook 1064 MHz

Gaming được hoàn thiện: Geforce 10-series

Nvidia Geforce 11

Card đồ họa GTX 1070 Founders Edition

Vào ngày 27/5/2016, Nvidia lại có một bước tiến cực lớn nữa trong lĩnh vực đồ họa, với việc ra mắt Geforce 10-series cùng kiến trúc Pascal, đặt theo tên nhà toán học Blaise Pascal. Chúng sẽ được sản xuất trên 2 tiến trình: 14nm cho các mã tầm thấp còn 16nm cho các mã high-end. Vào tháng 8/2016, Nvidia và Samsung đã ký một thỏa thuận hợp tác, cho phép việc thu nhỏ tiến trình xuống 14nm cho đồng bộ cả dải sản phẩm với nhau.

Cùng với kiến trúc mới, loại VRAM mới GDDR5X và HBM2 cũng được giới thiệu, trong đó HBM2 chỉ được áp dụng trên dòng Quadro. Ngoài ra, Geforce 10-series còn hỗ trợ DisplayPort 1.4, HDMI 2.0b và SLI băng thông cao (HB SLI). Chưa kể, hồi tháng 4 vừa rồi, Nvidia đã tung ra driver cho phép hỗ trợ DirectX Ray Tracing cho các mã GPU từ GTX 1060 trở lên nữa. Cho nên, có thể nói, Geforce 10-series cũng hỗ trợ Ray Tracing, tuy nhiên còn khá hạn chế.

Thêm nữa, Geforce 10-series còn có khả năng tính toán và đào tiền ảo vượt trội, khiến đây là một lựa chọn hoàn hảo cho các “nông dân” cày bitcoin. Đương nhiên là khi ơn bão bitcoin quay trở lại vào năm 2020-2021, những chiếc GTX 1070 Ti và GTX 1080 Ti bỗng hot trở lại, hàng cũ cũng được thợ gom lại với giá cao hơn giá mua mới.

Đương nhiên dòng card này vẫn được Nvidia hỗ trợ.

Thông số kỹ thuật Geforce 10-series cho Desktop

Tên GPU Tên mã Xung gốc Giao thức VRAM Loại VRAM
GT 1030 GP108-310-A1

GP108-300-A1

1152 MHz

1227 MHz

PCI Express 3.0 x4 2 GB DDR4

GDDR5

GTX 1050 GP107-300-A1

GP107-301-A1

1354 MHz

1392 MHz

PCI Express 3.0 x16










2 GB

3 GB

GDDR5
GTX 1050 Ti GP107-400-A1 1290 MHz 4 GB
GTX 1060 GP104-140-A1

GP106-300-A1

1506 MHz 3 GB
GP106-350-K3-A1 5 GB
GP104-150-A1

GP106-400-A1

GP106-410-A1

GP104-150-KA-A1

6 GB GDDR5

GDDR5X

GTX 1070 GP104-200-A1 8 GB GDDR5
GTX 1070 Ti GP104-300-A1 1607 MHz
GTX 1080 GP104-400-A1

GP104-410-A1

GDDR5X



GTX 1080 Ti GP102-350-K1-A1 1480 MHz 11 GB
Titan X Pascal GP102-400-A1 1417 MHz 12 GB

Titan Xp GP102-450-A1 1405 MHz

Thông số kỹ thuật Geforce 10-series cho Laptop

Kể từ thế hệ này, Nvidia đã bỏ hậu tố M đằng sau tên GPU.

Tên GPU Tên mã Xung gốc Giao thức VRAM Loại VRAM
MX 110 GK208 965 MHz PCI Express 3.0 x16 2GB GDDR5
MX130 GM108 1122 MHz
MX150 GP108 1468 MHz

937 MHz

PCI Express 3.0 x4
GTX 1050 (laptop) GP107 1354 MHz PCI Express 3.0 x16 2GB

4GB

GTX 1050 Ti (laptop) 1493 MHz 4GB
GTX 1060 (laptop) GP106 1404 MHz 3GB

6GB

GTX 1060 Max-Q  GP106

GP106B

1063 MHz

1265 MHz

GTX 1070 (laptop) GP104 1442 MHz 8GB
GTX 1070 Max-Q 1101 MHz
GTX 1080 (laptop) 1556 MHz GDDR5X
GTX 1080 Max-Q 1101 MHz

Volta series

Nvidia Geforce 12

Titan V – Đại diện duy nhất của kiến trúc Volta yểu mệnh

Volta được dự kiến là kiến trúc kế thừa cho Pascal, chí ít là trên mặt giấy tờ. Tuy nhiên, chỉ có 1 sản phẩm được dựa trên kiến trúc này: Titan V. Và có thể, do quá trình phát triển Turing đã kết thúc nhanh hơn dự kiến khiến Nvidia quyết định không ra mắt sản phẩm Geforce nào dựa trên Volta. Nhưng bù lại, Nvidia đã cho Volta khả năng tính toán tuyệt vời với sự xuất hiện của VRAM HBM 2 và nhân Tensor.

Nvidia định hướng Titan V cho mục đích tính toán và Deep Learning.

Thông số kỹ thuật Titan V

Tên GPU Tên mã Xung gốc Giao thức VRAM Loại VRAM
Titan V GV100-400-A1 1200 MHz PCI Express 3.0 x16 12 GB HBM2
Titan V CEO Edition GV100 32 GB

Định nghĩa lại đồ họa: Geforce 20-series

Nvidia Geforce 13

Card đồ họa RTX 2080 Ti Founders Edition

Tại Gamescom 2018, sau bao nhiêu lời đồn đoán, cuối cùng, dòng Geforce 20-series cũng được ra mắt. Cùng với nó là bao nhiêu điều mới:

  • Cách đặt tên mới. Giờ đây, các sản phẩm high-end sẽ có tên gọi là RTX. Tên gọi GTX vẫn sẽ tồn tại nhưng dành cho các mã tầm trung và low-end.
  • Kiến trúc mới: Turing, được đặt tên theo nhà toán học Alan Turing. Theo đó, kiến trúc này được kỳ vọng có khả năng tính toán vượt trội hơn rất nhiều so với người tiền nhiệm.
  • Tiến trình mới: 12nm FFN
  • Nhân RT, cho khả năng Ray Tracing trong thời gian thật
  • Bộ điều khiển bộ nhớ mới, hỗ trợ chuẩn VRAM GDDR6
  • DisplayPort 1.4a, hỗ trợ DSC 1.2
  • VirtualLink VR thông qua 1 cổng USB Type-C
  • NVLink
  • GPU Boost 4

Nvidia đã phân chia các GPU Geforce 20-series ra 2 phiên bản: A và Non-A. Các GPU Non-A sẽ không được ép xung sẵn từ nhà máy.

Và trái với truyền thống, Geforce 20-series không có mã nào ở phân khúc tầm trung và low-end. Nvidia đã định vị dòng Geforce 16-series cho các phân khúc đó.

Ngày 10/1/2020, Nvidia đã âm thầm ra mắt 1 phiên bản khác của RTX 2060. Phiên bản đó sẽ sử dụng GPU mã TU104 như trên RTX 2070 Super và RTX 2080. Nó được trang bị cho mẫu card đồ hoạ RTX 2060 KO của EVGA.

Tất cả các mẫu GPU Geforce 20-series từ RTX 2070 Super trở lên đều hỗ trợ NVLink.

Geforce 20 nâng cấp: Super-series

Nvidia Geforce 14

Card đồ họa RTX 2080 Super Founders Edition

Vào ngày 9/7 vừa rồi, từ tác động của đối thủ AMD với dòng card kiến trúc Navi, Nvidia đã tung ra phiên bản Super của dòng Geforce 20-series. Phiên bản này về cơ bản chỉ là 2060, 2070 và 2080 được tăng thông số lên. Trong số đó, tăng đáng kể nhất phải kể đến RTX 2060. Khi mà phiên bản Super của nó đã tăng lượng VRAM từ 6GB lên 8GB, xung cũng được đẩy cao hơn. Từ đó, đưa hiệu năng lên tiệm cận với RTX 2070 bình thường.

Thông số kỹ thuật Geforce 20-series cho Desktop

Tên GPU Tên mã Xung gốc Giao thức VRAM Loại VRAM
RTX 2060 TU106-200-KA-A1

TU104-150-KC-A1

1365 MHz PCI Express 3.0 x16 6 GB GDDR6
RTX 2060 Super TU106-410-A1 1470 MHz 8 GB
RTX 2070 TU106-400-A1

TU106-400A-A1

1410 MHz
RTX 2070 Super TU104-410-A1 1605 MHz
RTX 2080 TU104-400-A1

TU104-400A-A1

1515 MHz
RTX 2080 Super TU104-450-A1 1650 MHz
RTX 2080 Ti TU102-300-K1-A1

TU102-300A-K1-A1

1350 MHz 11 GB
Titan RTX TU102-400-A1 24 GB

Thông số kỹ thuật Geforce 20-series cho Laptop

Tên GPU Tên mã Xung gốc Giao thức VRAM Loại VRAM
MX230 GP108 1519 MHz PCI Express 3.0 x4 2GB

4GB

GDDR5
MX250 1518 MHz

937 MHz

MX330 1531 MHz
MX350 GP107 1354 MHz
RTX 2060 (laptop) TU106 960 MHz PCI Express 3.0 x16 6GB
GDDR6
RTX 2060 Max-Q 975 MHz
RTX 2070 (laptop) 1215 MHz 8GB
RTX 2070 Max-Q 885 MHz
RTX 2070 Super (laptop) TU104 1140 MHz
RTX 2070 Super Max-Q 930 MHz
RTX 2080 (laptop) 1380 MHz
RTX 2080 Max-Q 735 MHz
RTX 2080 Super (laptop) 1365 MHz
RTX 2080 Super Max-Q 735 MHz

“Cừu đen” trong gia đình: Geforce 16-series

Nvidia Geforce 13

Card đồ họa MSI GTX 1660 Ti Gaming X

Geforce 16-series được Nvidia tạo ra để trám vào phân khúc tầm trung và low-end, vốn đang bị dòng Geforce 20-series bỏ trống và AMD đang thống trị. Tuy cùng dựa trên kiến trúc Turing, nhưng Geforce 16-series không có nhân RT, từ đó không có khả năng Ray Tracing. Nhưng mới đây, thông qua 1 bản Driver, dòng Geforce 16-series sẽ hỗ trợ DXR, từ đó sẽ có khả năng Ray Tracing, tuy nhiên còn khá hạn chế.

Ngày 29/10 vừa qua, Nvidia đã chính thức tung ra 2 phiên bản nâng cấp của GTX 1650 và GTX 1660, đó là GTX 1650 Super và GTX 1660 Super. Cả 2 là bản nâng cấp hiệu năng của 2 mẫu 1650 và 1660. Trong đó, mẫu 1650 Super là phiên bản được nâng cấp toàn diện hơn cả. Ngày 4/3/2020, Nvidia tiếp tục cho ra mắt phiên bản sử dụng GDDR6 của mẫu GTX 1650.

Tất cả các mẫu GPU thuộc Geforce 16-series đều không hỗ trợ SLI/NVLink.

Thông số kỹ thuật Geforce 16-series cho Desktop

Tên GPU Tên mã Xung gốc Giao thức VRAM Loại VRAM
GTX 1650


TU117-300-A1 1485 MHz PCI Express 3.0 x16
4 GB
GDDR5

GDDR6

TU106-125-A1 1410 MHz GDDR6
TU116-150-KA-A1
GTX 1650 Super TU116-250-KA-A1 1530 MHz
GTX 1660 TU116-300-A1 6 GB GDDR5
GTX 1660 Super TU116-300-A1 GDDR6
GTX 1660 Ti TU116-400-A1 1500 MHz

Thông số kỹ thuật Geforce 16-series cho Laptop

Tên GPU Tên mã Xung gốc Giao thức VRAM Loại VRAM
GTX 1650 (laptop) TU117
1395 MHz PCI Express 3.0 x16 4GB

GDDR5
GTX 1650 Max-Q 1020 MHz
GTX 1650 Ti 1350 MHz GDDR6
GTX 1650 Ti Max-Q ?
GTX 1660 (laptop) TU116 1455 MHz 6GB
GTX 1660 Ti (laptop)
GTX 1660 Ti Max-Q 1140 MHz

Đợt ra mắt đầy thất vọng: Geforce 30 series

Nvidia Geforce 14

Dòng Geforce 20 Series tuy không được như kỳ vọng, nhưng phần nào cũng đã có thành công nhất định. Tuy nhiên, với Nvidia, chừng đó vẫn chưa bao giờ là đủ. Và tới hôm 1/9 vừa rồi, họ đã đưa ra con bài chiến lược mới nhất của mình: Geforce 30-series với hàng loạt cải tiến như:

  • Sản xuất trên tiến trình 8nm được Samsung thiết kế riêng
  • SM thế hệ mới
  • Khả năng Ray Tracing được tăng cường với nhân RT thế hệ 2 và nhân Tensor thế hệ 3
  • Sử dụng bộ nhớ GDDR6X (ngoại trừ RTX 3070 sử dụng GDDR6)
  • Sử dụng giao thức PCI Express 4.0

Tại buổi ra mắt ngày 1/9, Nvidia đã công bố 3 mã: RTX 3070, RTX 3080 và RTX 3090. Trong số 3 mẫu được ra mắt, chỉ có RTX 3090 là có khả năng hỗ trợ NVLink. 2 mẫu còn lại sẽ không hỗ trợ.

Tuy nhiên, bất chấp các thông số và hiệu năng cực kì hứa hẹn, dòng Geforce 30 series này có thể coi là một sự thất bại của Nvidia. Gần như không có chiếc card nào đến tay game thủ trong tháng đầu tiên sau khi ra mắt và lượng hàng nhỏ giọt trong các tháng tiếp theo. Tất cả card đã bị dân đào coin gom hết để khai thác tiền mã hóa Ethereum, và để chắc rằng mình gom được card, các dân đào này sử dụng các con bot để đặt mua, khiến hàng hết ngay chỉ sau 0.01 giây. Ngoài ra các gian thương cũng thấy cơ hội này, tham gia vào cuộc đấu bot để mua những chiếc card về bán lại với giá gấp ba.

Tình trạng thiếu hụt card tiếp diễn hơn nửa năm và có 1 số dấu hiệu khả quan khi mà Nvidia tung ra dòng card RTX 3060 với hiệu năng khai thác tiền mã hóa giảm 1 nửa. Tuy nhiên chỉ sau 1 tháng, chính Nvidia đã ‘tự bóp’ khi tung ra bản driver không giới hạn hiệu năng “đào coin” cho chiếc card này, và thế là card lại trở về trạng thái thiếu hụt.

Phải đến tận tháng 6 năm 2021, ánh sáng mới nhen nhóm cuối đường hầm khi mà Nvidia giới hạn hiệu năng “đào coin” trên tất cả các card mới sản xuất. Cộng với thị trường tiền mã hóa đi xuống khiến cho tình hình trở nên tốt đẹp hơn. Vào thời điểm viết bài, giá card mới bắt đầu giảm nhẹ nhưng đã bán lẻ, game thủ không cần phải build nguyên bộ máy mới để mua được card nữa.

Thông số kỹ thuật Geforce 30 series cho Desktop

Tên GPU Tên mã Xung Boost Giao thức VRAM Loại VRAM
RTX 3060 GA106-300-A1
GA106-302-A1
1777 MHz PCI Express 4.0 12GB GDDR6
RTX 3060 Ti GA104-200-A1
GA104-202-A1
1665 MHz 8GB
RTX 3070 GA104-300-A1
GA104-302-A1
1725 MHz
RTX 3070 Ti GA104-400-A1 1770 MHz GDDR6X
RTX 3080 GA102-200-K1-A1
GA102-202-K1-A1
1710 MHz 10GB
RTX 3080 Ti GA102-225 1665 MHz 12 GB
RTX 3090 GA102-300-A1 1700 MHz 24GB

Thông số kỹ thuật Geforce 30 series cho Laptop

Tên GPU Tên mã Xung Boost Giao thức VRAM Loại VRAM
RTX 3050 Laptop ? 1740 MHz PCI Express 4.0 4GB
GDDR6
RTX 3050 Ti Laptop ? 1695 MHz
RTX 3060 Laptop ? 1703 MHz 6 GB
RTX 3070 Laptop GA104-770-A1 1620 MHz 8GB
RTX 3080 Laptop GA104-775-A1 1710 MHz 8 hoặc 16GB

Lời kết

Như vậy là mình đã đi qua được hết chiều dài lịch sử của dòng card đồ họa Nvidia Geforce. Hẹn gặp lại các bạn vào bài viết sau. Khi đó, mình sẽ đi qua toàn bộ lịch sử dòng card đồ họa Radeon của AMD.

Các bạn có thể tham khảo các mẫu card đồ họa của Nvidia đang được bán tại HANOICOMPUTER tại đây.

Adblock test (Why?)


Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Năm lý do khiến bạn nên mua một chiếc AirPods Max
>> Tai nghe Galaxy Buds2 đang được chế tạo, thiết kế có nhiều nâng cấp
>> Loa 7.1 Là Gì? Hệ Thống Âm Thanh 7.1 Được Sắp Xếp Như Thế Nào?

0 nhận xét:

Đăng nhận xét