Cụ thể như sau:
Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, Bệnh viện Thống Nhất tiếp tục hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực cho các cơ sở y tế của TP.HCM.
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội phụ trách hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực điều trị người bệnh COVID-19 cho các cơ sở y tế của tỉnh Bình Dương.
Bệnh viện Phổi trung ương phụ trách hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực điều trị người bệnh COVID-19 cho các cơ sở y tế của tỉnh Đồng Nai.
Bệnh viện Lão khoa trung ương hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực điều trị người bệnh COVID-19 cho các cơ sở y tế của tỉnh Đồng Tháp.
Bệnh viện Đa khoa trung ương Thái Nguyên phụ trách hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 cho cơ sở y tế của tỉnh Long An.
Bệnh viện Hữu Nghị phụ trách hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 cho cơ sở y tế của tỉnh Tiền Giang.
Bệnh viện K phụ trách hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 cho cơ sở y tế của tỉnh Kiên Giang.
Bệnh viện E phụ trách hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 cho cơ sở y tế của tỉnh Tây Ninh.
Bệnh viện Nội tiết trung ương phụ trách hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 cho cơ sở y tế của tỉnh Sóc Trăng.
Bệnh viện Nhi trung ương phụ trách chuyên môn về hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 cho cơ sở y tế của tỉnh Vĩnh Long.
Bệnh viện Bạch Mai phụ trách hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 cho cơ sở y tế của tỉnh An Giang.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long yêu cầu các bệnh viện được giao thực hiện đánh giá, tổ chức thu dung điều trị, các điều kiện hiện có về giường bệnh, hệ thống oxy, trang thiết bị, thuốc, vật tư, nhân lực của các cơ sở y tế để xác định những khó khăn, bất cập và đề xuất với ban chỉ đạo phòng, chống dịch tỉnh, thành phố để chỉ đạo và hỗ trợ khắc phục.
Cùng với việc thành lập Trung tâm Hồi sức tích cực người bệnh COVID-19, các bệnh viện cử cán bộ y tế trực tiếp hướng dẫn chuyên môn tại chỗ, hội chẩn từ xa, tập huấn, đào tạo, nâng cao năng lực và giám sát chất lượng cấp cứu, điều trị người bệnh COVID-19 cho các cơ sở y tế tỉnh thành theo danh sách kể trên.
Tổ chức giao ban hằng ngày để rút kinh nghiệm điều trị giữa bệnh viện tuyến trên và bệnh viện tuyến quận, huyện, thành phố được phân công; phối hợp với trung tâm cấp cứu 115 tỉnh thành điều phối, chuyển tuyến kịp thời người bệnh COVID-19; hỗ trợ chuyên môn về hồi sức tích cực cho các tỉnh thành trong quản lý, điều trị người nghi mắc và mắc COVID-19.
Đây là lần chi viện nhân lực thứ 2 tính từ tháng 7 vừa qua. Trước đó từ cuối tháng 7, Bộ Y tế bắt đầu điều động nhân lực y khoa thành lập các trung tâm hồi sức COVID-19, đây là 1 trong những điểm mấu chốt giúp kéo giảm ca tử vong từ tháng 9, phần lớn các bệnh viện chi viện mới rút quân từ giữa tháng 10.
Đáng lưu ý thời điểm đó dịch bùng mạnh tại Đông Nam Bộ nhưng Tây Nam Bộ khá yên ả. Hiện nay dịch mạnh ở cả Đông và Tây Nam Bộ.
TP.HCM chuẩn bị 4 việc trước biến thể mới Omicron
Trước biến thể mới Omicron khiến các nước trên thế giới lo ngại, theo Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM, TP.HCM cần chuẩn bị 4 việc.
1. Dù là biến chủng gì cũng sẽ lây qua đường hô hấp, do đó biện pháp tốt nhất là phải thường xuyên đeo khẩu trang, thực hiện nghiêm biện pháp 5K, người dân cần giảm tối đa tụ tập đông người.
2. Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 TP.HCM giao Sở Y tế thường xuyên theo dõi việc thực hiện chỉ đạo về biến chủng này của Bộ Y tế và báo ngay khi có vấn đề phát sinh.
3. Cần chuẩn bị các kịch bản để đối phó với biến chủng mới Omicron như xây dựng bệnh viện dã chiến, chăm sóc F0, xây dựng trạm y tế lưu động, củng cố trạm y tế phường/xã, tăng cường tiêm vắc xin COVID-19…
4. Tăng cường phối hợp chặt chẽ hơn, bài bản hơn giữa y tế công và y tế tư, đông y với tây y, quân y và dân y.
Sở Giáo dục và đào tạo TP.HCM đã có hướng dẫn các cơ sở giáo dục chuẩn bị các biện pháp để đảm bảo an toàn nhất cho học sinh khi đi học trở lại.
Theo đó, các cơ sở giáo dục có kế hoạch sửa chữa, chuẩn bị các trang thiết bị, cơ sở vật chất, đặc biệt là cơ sở giáo dục được trưng dụng làm cơ sở phòng chống dịch.
Đồng thời, sở cũng hướng dẫn các cơ sở giáo dục xây dựng phương án phòng, chống dịch để tổ chức đón học sinh trở lại trường. Trong các phương án phòng chống dịch khi học sinh trở lại trường, Sở Giáo dục và đào tạo lưu ý các cơ sở chuẩn bị kịch bản, phương án cụ thể và tổ chức diễn tập xử lý nếu xuất hiện F0, F1.
Mỗi trường cũng phải phân công cán bộ phụ trách, thực hiện nhiệm vụ cụ thể phục vụ công tác phòng, chống dịch từ khi đón học sinh đầu giờ đến cuối giờ.
Từ hôm nay 1-12 tăng tần suất bay nội địa
Bộ Giao thông vận tải vừa có quyết định mới tăng tần suất với các đường bay nội địa.
Theo đó, đường bay trục: Hà Nội – Đà Nẵng, Hà Nội – TP.HCM và Đà Nẵng – TP.HCM, từ 1-12 đến hết ngày 14-12 tần suất trên từng đường bay không vượt quá 16 chuyến bay khứ hồi/ngày/đường bay.
Từ ngày 15-12 tần suất trên từng đường bay không vượt quá 20 chuyến bay khứ hồi/ngày/đường bay. Các đường bay khác, tần suất khai thác không vượt quá 9 chuyến bay khứ hồi/ngày/đường bay.
Tùy tình hình thực tế, Cục Hàng không Việt Nam đề xuất điều chỉnh tần suất trên các đường bay, đảm bảo đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong dịp Tết dương lịch và Tết Nguyên đán năm 2022, gửi Bộ Giao thông vận tải trước ngày 25-12.
Hành khách không được tham gia chuyến bay khi có các triệu chứng ho, sốt, khó thở, đau mỏi cơ, đau rát họng, mất vị giác…
Các hãng hàng không được yêu cầu, hướng dẫn, kiểm tra hành khách thực hiện khai báo y tế điện tử (mục Khai báo di chuyển nội địa) tại ứng dụng PC-COVID.
Trường hợp hành khách chưa thực hiện khai báo, hãng hàng không có trách nhiệm bố trí nhân viên và thiết bị hỗ trợ, hướng dẫn hành khách cài đặt, khai báo trên ứng dụng PC-COVID.
Tình hình dịch bệnh một số tỉnh thành
– Hà Nội tối 30-11 ghi nhận số ca mắc gia tăng với 468 ca COVID-19 mới, trong đó có 274 ca cộng đồng, khu cách ly (138), khu phong tỏa (56). Đây là ngày thứ 2 trong tuần Hà Nội lập kỷ lục “kép” về ca mắc trong ngày và ca cộng đồng.
– Ngày 30-11, Vĩnh Phúc phát sinh 35 ca dương tính, trong đó 30 ca đã cách ly tập trung; 2 ca tại cộng đồng và 3 ca phát hiện trong khu vực phong tỏa. Đến nay, địa phương này ghi nhận 1.218 ca COVID-19. Hiện còn 938 bệnh nhân đang điều trị (277 bệnh nhân đã khỏi; 3 bệnh nhân tử vong).
– Thông tin về số ca mắc trên địa bàn thành phố Hải Phòng từ ngày 29-11 đến sáng 30-11: Số ca nhiễm mới: 156 ca, tích lũy số ca ghi nhận tại Hải Phòng: 592 ca. Số cách ly tại nhà, nơi lưu trú toàn thành phố là 9.949 người
– Ngày 30-11, Quảng Bình ghi nhận thêm 29 ca mắc mới. Với 29 ca mắc mới, tổng số ca mắc COVID-19 tỉnh Quảng Bình ghi nhận là 2.630 ca. Trong đó, có 357 người trở về từ vùng dịch.
– Bà Rịa-Vũng Tàu từ 18h ngày 29-11 đến 18h ngày 30-11, toàn tỉnh ghi nhận 860 ca F0 mới, trong đó có 350 ca trong cộng đồng. Đây là ngày tỉnh ghi nhận số ca F0 cao nhất từ khi bùng phát dịch đến nay. Số ca F0 ghi nhận trên địa bàn tỉnh từ khi dịch COVID-19 bùng phát ngày 28-6 đến chiều 30-11 là gần 15.000 ca.
– Bình Phước đến trưa 30-11 địa phương có 8.170 ca COVID-19, trong đó có 4.464 ca đang được điều trị. Những ngày qua, trung bình tỉnh có 500 ca mắc mỗi ngày .
Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Năm lý do khiến bạn nên mua một chiếc AirPods Max
>> Tai nghe Galaxy Buds2 đang được chế tạo, thiết kế có nhiều nâng cấp
>> Loa 7.1 Là Gì? Hệ Thống Âm Thanh 7.1 Được Sắp Xếp Như Thế Nào?
0 nhận xét:
Đăng nhận xét