Thứ Bảy, 12 tháng 2, 2022

CEO là gì ?

Bạn lướt Youtube, Facebook, Tiktok hàng ngày bạn hay nghe những người CEO phát biểu, chia sẻ những bài học về cuộc sống, kinh doanh, bạn không hiểu ý nghĩa CEO là gì? Vậy hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây với Phamdo18.com để có được câu trả lời nhanh chóng và chi tiết nào.

Nội Dung Bài Viết

Tìm hiểu về CEO là gì ?

CEO viết tắt của cụm từ trong tiếng anh là Chief Executive Officer, ý nghĩa của nó là giám đốc điều hành của 1 doanh nghiệp, công ty, tập đoàn. Đây là người có quyền quyết định cao nhất trong 1 tổ chức doanh nghiệp, công ty. Mọi quyết định cuối cùng đều được quyết định bởi CEO, sự thành công của tổ chức đến từ CEO.

Thông thường CEO chính là người thành lập công ty từ khi công ty chưa có gì (đối với những doanh nghiệp vừa và nhỏ) , với những tập đoàn lớn thì CEO thường được bổ nhiệm bởi Ban giám đốc hoặc hội đồng quản trị bởi những công sức đóng góp theo thời gian.

CEO là người dẫn dắt doanh nghiệp phát triển cho công ty. Khi ở vị trí này sẽ trải qua nhiều cảm xúc, thành công thì có thể hưởng mức doanh thu cũng như thương hiệu càng phát triển. Nếu thất bại thì cũng dẫn tới nhiều tình trạng như hứng chịu dư luận của truyền thông, phản đối của cổ đông hay phản hồi khách hàng, …

CEO là gì ?

Vai trò công việc của CEO là gì ?

Khi bạn biết được CEO là gì rồi thì công việc của họ cũng đã khái quát qua được phần nào phải không. Có thể hiểu rõ hơn vai trò cũng như công việc chính của CEO như sau :

  • Đưa ra những chiến lược nhằm thực hiện tầm nhìn cũng như sứ mệnh của công ty.
  • Chịu trách nhiệm cho việc lập kế hoạch của công ty cũng như có bước đi cụ thể, kế hoạch theo năm – tháng – quý.
  • Chỉ đạo và điều hành công tác xây dựng, thực hiện những kế hoạch kinh doanh do hội đồng quản trị phê duyệt.
  • Chịu trách nhiệm về lợi nhuận cũng như sức tăng trưởng của công ty. Đảm bảo công ty có thể dễ dàng đạt được những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.
  • Đưa những ý kiến nhằm đề xuất giúp hoàn thiện công ty, doanh nghiệp.
  • Xây dựng, phát triển cũng như quảng bá hình ảnhvà thương hiệu công ty.
  • Xây dựng văn hóa công ty giúp nội bộ công ty phát triển văn minh.
  • Là người đại diện công ty giúp đàm phán và ký kết hợp đồng thương mại.
  • Kiểm soát các vấn đề liên quan tới tài chính, kế toán.
  • Tổ chức, điều hành cũng như đánh giá các hoạt động kinh doanh của công ty theo định kỳ.
  • Phê duyệt các dự án phát triển cũng như đa dạng hóa sản phẩm và phân phối – tiếp thị sản phẩm ra các kênh trên thị trường.
  • Xây dựng các kế hoạch liên quan tới nhân sự, tuyển dụng. Phê duyệt những chính sách bổ nhiệm và miễn nhiệm cũng như quy chế tiền lương, tiền thưởng, tiền trợ cấp. Duyệt những kết quả đánh giá nhân viên, xác định kết quả khen thưởng.
  • Tổ chức cơ cấu, thiết lập bộ máy quản lý, vận hành bộ máy nhân sự hiệu quả.
  • Là người phát ngôn của doanh nghiệp trước báo chí – truyền thông, cơ quan thông tấn báo chí.

CEO lương bao nhiêu ?

Rất nhiều người thắc mắc lương của CEO là bao nhiêu phải không nào, nhiều người nghĩ lương của CEO rất cao, tuy nhiên mức lương của CEO phụ thuộc vào tình hình phát triển của công ty. Thông thường mức lương cơ bản của CEO từ 25 triệu trở lên, nếu tình hình kinh doanh tốt thì mức lương của CEO có thể lên tới hàng trăm triệu.

Học gì để làm CEO ?

Nhiều người thắc mắc muốn làm CEO nhưng chưa biết học gì ? Nhiều người quan điểm là phải học ngành quản trị kinh doanh bởi nó có đầy đủ lĩnh vực như kinh tế, văn hóa, xã hội… những điều mà một giám đốc điều hành cần có. Tuy nhiên không hẳn là bạn phải học ngành này là thành CEO được. Nhiều người học trái ngành trái nghề ra trường tiến thân từ con đường nhân viên kinh doanh rồi phát triển dần lên có kinh nghiệm kiên thức cũng đã trở thành những CEO hàng đầu của doanh nghiệp, giúp công ty doanh nghiệp phát triển.

Những yếu tố để trở thành 1 CEO ?

Để trở thành 1 CEO thì các bạn nên tích lũy cho mình những kiến thức tổng hợp như sau nhé :

– Kiến thức đa lĩnh vực: Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng bởi CEO phải có cái nhìn tổng quát trước sau với mọi thứ, không chỉ kiến thức chuyên môn của công ty phải sâu mà những kiến thức bên ngoài cũng có cái nhìn tổng quan.

– Kiến thức về quản trị, điều hành : Để trở thành 1 CEO thì kĩ năng quản lý cực kỳ quan trọng, không chỉ lĩnh hội tất cả kiến thức về quản trị khi đào tạo mà còn phải thường xuyên nghiên cứu cũng như cập nhật những kiến thức mới ở nhiều lĩnh vực giúp quản lý công ty 1 cách hiệu quả.

– Kinh nghiệm, kĩ năng: Ngoài kĩ năng kiến thức chuyên môn thì kinh nghiệm sống cũng là thứ cực kỳ quan trọng giúp bạn nhìn nhận vấn đề, con người, cuộc sống. Khi bạn đã xuất sắc trong kĩ năng công việc cũng như khả năng quản trị, điều hành kết hợp thêm kinh nghiệm sống dày dặn giúp bạn có nhiều kinh nghiệm hơn trong việc điều hành.

– Chịu được áp lực, sức khỏe tốt: CEO là người phải chịu rất nhiều những áp lực khác nhau từ tinh thần tới sức khỏe chính vì thế phải có 1 sức khỏe tốt và tinh thần thép giúp bạn vượt qua những khó khăn trong công việc để làm tốt vai trò của mình.

– Tố chất bẩm sinh: Ngoài những yếu tố ở trên thì tố chất bẩm sinh cũng là điều kiện cực kỳ quan trọng giúp bạn trở thành 1 CEO như : Chỉ số thông minh (IQ), chỉ số cảm xúc (EQ), tư duy khoa học, khả năng quan sát, tổng hợp, phân tích, hệ thống, sáng tạo. Tính cách nhanh nhạy, quyết đoán. Có thần thái uy lực của một người cầm quyền.

CEO là gì ?

CEO và Tổng giám đốc ai “to”  hơn?

Nhiều người hay so sánh 2 vị trí này không biết ai to hơn trong doanh nghiệp, công ty. Thì hiểu nôm na như sau 2 vị trí này đều là những vị trí lãnh đạo gần như cao nhất doanh nghiệp, họ là người đại diện doanh nghiệp trước pháp luật.

Họ chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị (HĐQT) và sẽ phải chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị về tình hình kinh doanh của công ty.

Trong 1 tổ chức doanh nghiệp thì lúc nào cũng có vị trí CEO. Vị trí Tổng giám đốc có hay không phụ thuộc vào quy mô của doanh nghiệp. Với công ty lớn có nhiều chi nhánh, công ty con thì vị trí Tổng giám đốc sẽ lớn hơn CEO của 1 chi nhánh – công ty con. Còn với những doanh nghiệp vừa và nhỏ không có nhiều cơ sở, chi nhánh thì vị trí Tổng giám đốc gần như là không có, lúc này chỉ có vị trí của CEO. Lúc này Tổng giám đốc hay CEO là do quyết định của hội đồng quản trị, chức năng cũng như nhiệm vụ thì tương tự.

Bao lâu để trở thành 1 CEO ?

Đây là 1 câu hỏi cũng rất khó để trả lời. Nếu gia đình bạn có sẵn doanh nghiệp có bố bạn làm CEO rồi thì sau này bố về già gần như kế vị sẽ là bạn, … Rất nhiều hướng khác nhau. Tuy vậy theo 1 nghiên cứu ở nước ngoài thì cần trung bình 24 năm để một người có thể trở thành một CEO điều hành doanh nghiệp. Nghiên cứu này đã loại bỏ những yếu tố hỗ trợ như gia đình, quan hệ bạn bè, …

Thông thường thì CEO bắt đầu từ những vị trí chuyên môn nhỏ nhất như marketing, kinh doanh, … Tích lũy kinh nghiệm theo từng năm tiếp đó khi có kinh nghiệm rồi thì họ sẽ tiến hành ứng tuyển các vị trí giám đốc hoặc tự thành lập công ty của riêng mình.

CEO Việt và CEO nước ngoài khác nhau như thế nào ?

CEO Việt và CEO nước ngoài bản chất cũng đều là điều hành doanh nghiệp. Điểm khác biệt của CEO Việt và nước ngoài đó là sự chuyên nghiệp cũng như chuyên tâm trong công việc. CEO nước ngoài được đào tạo 1 cách chuyên nghiệp cũng như làm việc trong môi trường được tổ chức chuyên nghiệp nên với họ CEO là 1 nghề làm thuê cao cấp.

Tại Việt nam thì đa phần các CEO là người sáng lập doanh nghiệp từ đầu cũng là người chủ của doanh nghiệp. Họ sáng lập từ những thời điểm đầu tiên, tiếp đó trải qua nhiều sóng gió cùng doanh nghiệp chính vì thế kiến thức mà họ có được là tích lũy, doanh nghiệp phát triển tốt cũng là đến từ kinh nghiệm trải qua của họ.

Ngoài ra ở Việt Nam có 1 lượng nhỏ CEO là thế hệ kế cận của các chủ doanh nghiệp, được đi học tại nước ngoài, tuy nhiên khi về nước thì nhiều người không áp dụng được vì mô hình khác với nước ngoài.

Lớp lãnh đạo ở Việt Nam đôi khi khó có thể bỏ doanh nghiệp của mình khi thuê 1 CEO khác về quản lý. Tại Việt Nam khi thuê 1 CEO về quản lý nhưng họ vẫn bị quản lý bởi lớp lãnh đạo sáng lập, nhiều khi không vừa ý thì lớp lãnh đạo sáng lập công ty còn muốn can thiệp khi không vừa ý với CEO hiện tại xử lý.

Những vị CEO nổi tiếng trên thế giới hiện nay

CEO là gì ?

1. Bill Gates – CEO của Microsoft
2. Mark Zuckerberg – CEO của Facebook
3. Jack Ma – CEO của Alibaba
4. Elon Musk – CEO của Tesla, SpaceX và Neuralink
5. Sundar Pichai – CEO của Google
6. Tim Cook – CEO của Apple
7. Jeff Beros – CEO của Amazon
8. Robert Iger – CEO của Walt Disney
9. Aliko Dangote – CEO của Tập đoàn Dangote
10. Michael Dell – CEO của Dell
11. Satya Nadella – CEO của Microsoft
12. Indra Nooyi – CEO của PepsiCo
13. Laurence Fink – CEO của BlackRock
14. Meg Whitman – CEO của NewTV
15. Pablo Isla – CEO của Inditex

CEO nổi tiếng ở Việt Nam hiện nay

CEO là gì ?

  1. Ông Phạm Nhật Vượng – Chủ tịch Tập đoàn Vingroup
  2. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo – CEO Vietjet Air
  3. Ông Trần Bá Dương – Chủ tịch Thaco
  4. Ông Hồ Hùng Anh – Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Techcombank
  5. Ông Trần Đình Long – Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát

Lời kết

Qua bài viết trên đây đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về từ CEO là gì rồi nhé. Từ đây bạn đã biết để trở thành 1 CEO thì chắc chắn rất gian nan và vất vả, trau dồi và tích lũy theo thời gian. Khi đã đạt đến level đó rồi thì mức lương chắc chắn là không phải bàn cãi nữa.

Facebook Notice for EU! You need to login to view and post FB Comments!

5/5 - (1 vote)

Adblock test (Why?)


Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Năm lý do khiến bạn nên mua một chiếc AirPods Max
>> Tai nghe Galaxy Buds2 đang được chế tạo, thiết kế có nhiều nâng cấp
>> Loa 7.1 Là Gì? Hệ Thống Âm Thanh 7.1 Được Sắp Xếp Như Thế Nào?

0 nhận xét:

Đăng nhận xét