Thứ Sáu, 26 tháng 4, 2024

Cổng DisplayPort là gì? So sánh sự khác biệt giữa cổng DisplayPort và HDMI

Hiện nay,  nhu cầu truyền hình ảnh, âm thanh từ nguồn sang các thiết bị khác như PC, laptop, TV… mà vẫn giữ được chất lượng, độ nét cao được nhiều người quan tâm. Với sự phát triển công nghệ vượt bật, cổng DisplayPort ra đời và giải quyết toàn bộ mong muốn của người dùng. Ở bài viết sau đây, Hocitngay sẽ bật bí chi tiết về cổng DisplayPort và so sánh điểm khác biệt với cổng HDMI.

Cổng DisplayPort là gì?

Cổng DisplayPort chính thức ra đời năm 2006, nhanh chóng phát triển thành chuẩn truyền nối thế hệ mới với nhiều tính năng nổi bật. Công cụ hỗ trợ trích xuất âm thanh, hình ảnh chất lượng vượt trội từ nguồn sang laptop, màn chiếu, PC, tivi,… 

DisplayPort giúp chuyển tải dữ liệu

Thiết bị công nghệ này đặc trưng với giao diện nhỏ gọn, bên dưới gồm 20 chân nhỏ, mỗi thứ sẽ đảm nhiệm chức năng riêng biệt hỗ trợ tiến trình chuyển tải dữ liệu.

Các chuẩn DisplayPort phổ biến

Tới thời điểm hiện tại, trên thị trường có 3 chuẩn DisplayPort được phát triển và được người dùng ưa chuộng. Bên dưới đây là một số đặc điểm cơ bản của từng loại để bạn tham khảo trước khi sử dụng.

Cổng DisplayPort 1.2

DisplayPort 1.2 chính thức được phát hành vào năm 2009, hỗ trợ băng thông lên tới 21.6 Gbps. Phiên bản này có độ phân giải 4K rõ nét ở mức tần số 60Hz hoặc 1080p ở mức tần số 3D 120Hz. Cổng giúp chia sẻ với nhiều chế độ từ daisy-chaining với tính năng lọc nhiễu tín hiệu tốt nhất hiện nay.

Minh họa DisplayPort 1.2

Cổng DisplayPort 1.3 và 1.4

Phiên bản cổng DisplayPort 1.3 ra mắt người dùng vào năm 2014, phiên bản 1.4 phát hành sau đó không lâu (2016). Cả 2 loại cổng này đều hỗ trợ băng thông với tốc độ lên tới 32.4Gbps ( bản 1.3) và 25.92Gbps ( bản 1.4). 

Minh họa DisplayPort 1.3 và 1.4

Ngoài ra, các cổng kết nối này còn có độ phân giải tới 5K, 8K ở mức tần số làm mới 60Hz. Cổng DisplayPort 1.4 còn bổ sung thêm công nghệ HDR (High Dynamic Range) giúp truyền tải trực tiếp các file âm thanh mà không cần nén.

Cổng DisplayPort 2.0

Được phát hành chính thức năm 2019, cổng DisplayPort 2.0 hỗ trợ dải băng thông khủng lên tới 80 Gbps, độ phân giải 8K ở mức tần số 60Hz hoặc 4K ở mức tần số làm mới 144Hz. Thiết bị bao gồm nhiều tính năng nổi bật như HDCP để bảo mật nội dung tối ưu, chức năng daisy-chaining giúp người sử dụng thoải mái tùy chỉnh băng thông.

Thông số bản DisplayPort 2.0

Tính năng nổi bật của các chuẩn DisplayPort

Các chuẩn tính năng của cổng DisplayPort được nâng cấp liên tục qua từng phiên bản, thể hiện sự phát triển vượt bậc của công nghệ truyền âm thanh, hình ảnh hiện nay. Bên dưới đây Hocitngay sẽ liệt kê một số ưu thế nổi bật của từng phiên bản.

Từng loại DisplayPort sẽ có ưu điểm riêng

Cổng DisplayPort 1.2

  • Dải băng thông: tối đa 21.6 Gbps.
  • Độ phân giải: 4K ở mức tần số làm mới 60Hz/ 1080p ở mức tần số 3D 120Hz.
  • Công nghệ Multi-Stream Transport (MST): Hỗ trợ kết nối nhiều màn hình, thiết bị từ 1 cổng gốc daisy-chaining.
  • Audio: Cho phép chuyển tải âm thanh trực tiếp không bị nén.

Cổng DisplayPort 1.3 và 1.4

  • Dải băng thông: tối đa 32.4 Gbps (phiên bản 1.3) và 25.92 Gbps (phiên bản 1.4).
  • Độ phân giải: mức 5K, 8K ở tần số làm mới chỉ 60Hz.
  • Công nghệ High Dynamic Range (HDR): tích hợp ở phiên bản 1.4 giúp hiển thị tối ưu hơn.
  • Audio: Phiên bản DisplayPort 1.4 hỗ trợ truyền dữ liệu bằng âm thanh không bị nén.

Cổng DisplayPort 2.0

  • Dải băng thông: tối đa 80 Gbps.
  • Độ phân giải: lên tới 8K ở mức tần số làm mới 60Hz, 4K ở mức tần số làm mới 144Hz.
  • Công nghệ HDCP 2.2: khả năng bảo mật an toàn nội dung cao nhất.
  • Công nghệ Forward Error Correction (FEC): tăng cường chất lượng truyền tải dữ liệu, đảm bảo hình ảnh rõ nét hơn.
  • Công nghệ Multi-Stream Transport (MST): kết nối, chia sẻ thông tin nhanh chóng tới nhiều màn hình từ cùng 1 cổng nguồn.

Sự khác biệt giữa chuẩn DisplayPort và HDMI

Cổng DisplayPort và HDMI là 2 loại được sử dụng phổ biến bật nhất hiện nay nhằm truyền tải thông tin, dữ liệu. Vậy so sánh thì loại nào có nhiều ưu điểm, nên lựa chọn tích hợp cho thiết bị hơn?

So sánh chuẩn DisplayPort và HDMI cái nào tốt hơn?

Băng thông và độ phân giải

  • HDMI: Cổng có dải băng thông thấp hơn DisplayPort, thường chỉ cung cấp độ phân giải 4K ở mức tần số làm mới 60Hz, một số dữ liệu không đạt chất lượng.
  • DisplayPort: Tích hợp dải băng thông cao hơn cho phép hiển thị độ phân giải tối ưu nhất, tối đa có thể lên tới 8K ở mức tần số làm mới 60Hz.

Khả năng hỗ trợ HDR

  • HDMI: Các phiên bản cổng kết nối HDMI phát hành gần đây đều hỗ trợ công nghệ HDR (High Dynamic Range) để cải thiện màu sắc, độ tương phản, tăng chất lượng truyền tải.
  • DisplayPort: Các cổng này đã tích hợp công nghệ HDR trước HDMI khá lâu, ngay cả khi các bản vá của cổng HDMI chưa được phát hành.

Công nghệ âm thanh truyền tải

  • HDMI: Hỗ trợ chức năng truyền âm thanh không nén, bao gồm các tiêu chuẩn hiện đại bậc nhất hiện nay như Dolby TrueHD, DTS-HD Master Audio.
  • DisplayPort: Bổ sung tính năng truyền âm thanh không cần nén, đảm bảo chất lượng tối ưu nhất.

Cổng kết nối

  • HDMI: Hỗ trợ đa dạng cổng kết nối cho các thiết bị gia dụng trong nhà như tivi, máy chiếu, công cụ đa phương tiện.
  • DisplayPort: Thường được ứng dụng cho các loại máy tính, PC, card đồ họa nặng để đảm bảo chất lượng hình ảnh.

Truyền thông đa luồng MST (Multi-Stream Transport)

  • HDMI: Công nghệ MST không được tích hợp trên cổng HDMI, không thể thực hiện kết nối chuyển tiếp nhiều màn hình từ 1 cổng.
HDMI không hỗ trợ MST đa luồng
  • DisplayPort: Hỗ trợ tính năng MST, dễ dàng daisy-chaining sang nhiều màn hình từ 1 cổng ban đầu, linh hoạt sắp xếp thông tin trên nhiều màn hình trình chiếu.

Chiều dài cáp thông thường

  • HDMI: Ban đầu giới hạn chiều dài dây cáp, thông thường dao động dưới 15 mét để có độ phân giải cao. Điều này khiến dải băng thông của cổng bị hạn chế, chất lượng tín hiệu truyền tải ở xa không tốt.
  • DisplayPort: Hỗ trợ chiều dài dây cáp nhiều hơn so với HDMI, dao động mức 50 – 100 mét để đảm bảo tín hiệu truyền tải hình ảnh, âm thanh tốt nhất.

Ứng dụng của cổng DisplayPort

Hiện nay, DisplayPort được ứng dụng trong khá nhiều lĩnh vực, hỗ trợ tối ưu nhất cho người dùng. Trong đó bao gồm các vai trò nổi bật như sau:

Kết nối với màn hình máy tính

Kết nối màn hình PC, máy tính là ứng dụng phổ biến nhất của cổng DisplayPort. Thiết bị này sẽ chuyển hình ảnh đã thông qua xử lý vào case máy tính, chẳng hạn như VGA. Đặc biệt đối với dàn laptop gaming, đồ họa nặng thì thiết bị này lại càng quan trọng, kiểm soát việc vận hành có thuận lợi hay không.

Ứng dụng truyền dữ liệu sang các thiết bị màn hình

Truyền tải hình ảnh từ vga màn hình

Card màn hình là linh kiện chủ lực không thể bỏ qua khi build 1 dàn PC. Cổng DisplayPort chính là cầu nói để hiện thực hóa hình ảnh từ VGA màn hình đến mắt người dùng. Ngoài ra, bạn có thể dễ dàng kết nối đa màn hình, tối ưu hóa hiệu quả làm việc, giải trí.

Truy xuất ảnh từ vga màn hình

Hỗ trợ cho những thiết bị di động

Hầu hết các thiết bị di động hiện nay như laptop, smartphone đều được tích hợp cổng USB Type-C. Cổng DisplayPort cũng được hỗ trợ kèm theo để tăng khả năng kết nối với công cụ trình chiếu như tivi, máy chiếu…

Hỗ trợ thiết bị di động

Lợi ích của cổng DisplayPort

Khi sử dụng cổng DisplayPort, người dùng sẽ nhận được hàng loạt các lợi thế ưu việt nhất, bao gồm:

  • Cải thiện chất lượng âm thanh, hình ảnh: Dữ liệu sau khi truyền qua cổng DisplayPort có thể nâng cấp độ phân giải tối ưu lên tới 4K, 8K. Hệ thống âm thanh rõ ràng, sống động giúp tối ưu hiệu quả nghe, nhìn cho người sử dụng.
Cải thiện hiệu quả hình ảnh, âm thanh tối ưu
  • Tốc độ truyền tối ưu: Với cổng DisplayPort thì các thông số hình ảnh như tỉ lệ khung, độ làm tươi đều được tối ưu tự động, truyền tải siêu nhanh. Các chi tiết hình ảnh, chuyển động trên màn hình sẽ mượt mà, không có tình trạng giật lag, xé ảnh nghiêm trọng.
  • Linh động kết nối: Nhờ vào các phiên bản DisplayPort liên tục được nâng cấp, người dùng có thể nhanh chóng chọn và truyền tải hình ảnh một cách dễ dàng.

Lưu ý khi sử dụng DisplayPort

Khi ứng dụng cổng DisplayPort ngoài thực tiễn, người dùng nên chú ý một số điều sau đây để đảm bảo có trải nghiệm tối ưu nhất:

  • Độ tương thích: Kiểm tra và đảm bảo rằng nguồn và thiết bị muốn truyền dữ liệu đều hỗ trợ cổng DisplayPort. Trong trường hợp dùng adapter hoặc các loại cáp chuyển đổi, phải chắc rằng nó tương thích các chuẩn DisplayPort.
  • Độ dài cáp: Nếu muốn dùng cáp nối dài, phải chắc rằng không vượt quá mức giới hạn của cổng DisplayPort để tránh tín hiệu bị giảm hoặc mất đi.
Chọn cáp chất lượng, độ bền vượt trội
  • Chọn đúng chuẩn DisplayPort: Trong trường hợp muốn chuyển dữ liệu với độ phân giải cao, làm mới nhanh phải đảm bảo cấu hình thiết bị đủ mạnh để hỗ trợ chuẩn đó.
  • Điều chỉnh driver: Người dùng đảm bảo driver hoặc firmware của công cụ được nâng cấp lên phiên bản mới nhất để đáp ứng được hiệu suất sử dụng.
  • Dây cáp chất lượng: Nối với hệ thống cáp chất lượng cao để đảm bảo hiệu quả chuyển tải dữ liệu. Cáp càng tốt thì sẽ hỗ trợ được độ phân giải tốt ở tần số làm mới cao hơn.
  • Bảo vệ cổng kết nối: Khi rút cắm dây cáp, phải chọn đúng chiều và thao tác nhẹ nhàng để tránh hư hỏng, gãy cổng hoặc connector bên trong.

Với các thông tin trên đây, bạn đã có thể hiểu được cổng DisplayPort là gì, công năng và ứng dụng thực tiễn của thiết bị này để sử dụng cho hợp lý. Nếu còn bất kỳ câu hỏi nào, bạn đừng quên chia sẻ với Hocitngay để được giải đáp nhanh chóng.

Đánh giá bài viết

Adblock test (Why?)


Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Năm lý do khiến bạn nên mua một chiếc AirPods Max
>> Tai nghe Galaxy Buds2 đang được chế tạo, thiết kế có nhiều nâng cấp
>> Loa 7.1 Là Gì? Hệ Thống Âm Thanh 7.1 Được Sắp Xếp Như Thế Nào?

0 nhận xét:

Đăng nhận xét