Thứ Sáu, 24 tháng 5, 2024

Cách đặt mật khẩu cho File thư mục bảo vệ dữ liệu

Cách đặt mật khẩu cho File được đánh giá là một trong những giải pháp hiệu quả, đảm bảo tài liệu được an toàn khi lưu trữ trong máy tính. Vậy cần phải thực hiện những thao tác nào để thiết lập mật khẩu thành công cho dữ liệu? Để giải đáp câu hỏi trên bạn hãy cùng Hocitngay tham khảo chi tiết qua bài viết sau đây nhé. 

Đặt mật khẩu cho Folder có lợi ích gì?

Đặt mật khẩu cho File trên máy tính không chỉ giúp người dùng bảo vệ các thông tin cá nhân mà còn mang đến rất nhiều lợi ích khác. Cụ thể như:

  • Việc cài đặt mật khẩu sẽ giúp ngăn chặn những kẻ xâm nhập trái phép vào hệ thống của bạn. Chỉ có bạn mới biết được mật khẩu để mở các File chứa dữ liệu quan trọng. Điều này giúp người dùng an tâm hơn về vấn đề bảo mật trên máy tính.
  • Đặt pass cho File trên máy tính còn giúp tránh được những sai sót không đáng có trong quá trình xử lý tệp và thư mục. Do đó mà bạn sẽ không phải lo lắng về việc bị sửa đổi hay xóa nhầm thông tin, dữ liệu quan trọng.
  • Đặt mật khẩu cho các thư mục trên máy tính còn giúp người dùng duy trì sự tổ chức trong việc quản lý tệp. Bạn có thể sắp xếp các dữ liệu quan trọng nhất vào File bảo vệ bằng mật khẩu, qua đó cải thiện hiệu suất làm việc và tiết kiệm thời gian đáng kể.   
Đặt mật khẩu cho File trên máy tính mang đến rất nhiều lợi ích cho người sử dụng

Hướng dẫn cách đặt mật khẩu cho File đơn giản

Hiện nay có rất nhiều cách đặt mật khẩu cho File để bảo vệ được thông tin, dữ liệu quan trọng. Trong bài viết sau đây Hocitngay sẽ chia sẻ 4 phương pháp thực hiện cực đơn giản và nhanh chóng. Do đó hãy cùng tham khảo ngay sau đây nhé.

Sử dụng tính năng của Windows có sẵn

Bước 1: Đầu tiên bạn nhấn chuột phải vào Folder hoặc File cần tạo mật khẩu. Sau đó chọn mục Properties.

Nhấn chuột phải vào File cần tạo mật khẩu rồi chọn mục Properties

Bước 2: Bấm vào nút Advanced trong tab General.

Bấm nút Advanced trong tab General

Bước 3: Bạn nhấn tích vào ô Encrypt contents to secure data. Cuối cùng chọn Ok để hoàn thành quá trình cài đặt.

Nhấn tích vào ô Encrypt contents to secure data rồi chọn OK

Sử dụng WinRAR để đặt mật khẩu cho Folder và File

Bước 1: Bạn click chuột phải vào Folder hoặc File cần bảo mật. Sau đó nhấn chọn Add to archive.

Bạn click chuột phải vào File cần bảo mật rồi nhấn chọn Add to archive

Bước 2: Chọn Set Password trong tab General.

Chọn Set Password trong tab General

Bước 3: Tại ô Enter password bạn cài đặt mật khẩu của mình. Tiếp tục nhập lại mật khẩu một lần nữa ở mục Reenter password for verification. Cuối cùng tích chọn Encrypt File name và nhấn OK.

Thiết lập mật khẩu cho thư mục

Bước 4: Nhấn Ok để hoàn tất quá trình cài mật khẩu cho File.

Nhấn Ok để hoàn tất quá trình cài đặt

Cài đặt mật khẩu cho File và Folder bằng đoạn mã lệnh

Bước 1: Bạn vào File cần thiết lập mật khẩu. Sau đó nhấn chuột phải chọn New rồi chọn Text Document.

Nhấn chuột vào File cần cài mật khẩu, sau đó chọn New, chọn Text Document

Bước 2: Tại cửa sổ mới, bạn sao chép và dán toàn bộ đoạn code dưới đây:

cls

@ECHO OFF

title Folder Private

if EXIST “HTG Locker” goto UNLOCK

if NOT EXIST Private goto MDLOCKER

:CONFIRM

echo Are you sure you want to lock the Folder(Y/N)

set/p “cho=>”

if %cho%==Y goto LOCK

if %cho%==y goto LOCK

if %cho%==n goto END

if %cho%==N goto END

echo Invalid choice.

goto CONFIRM

:LOCK

ren Private “HTG Locker”

attrib +h +s “HTG Locker”

echo Folder locked

goto End

:UNLOCK

echo Enter password to unlock Folder

set/p “pass=>”

if NOT %pass%== PASSWORD_GOES_HERE goto FAIL

attrib -h -s “HTG Locker”

ren “HTG Locker” Private

echo Folder Unlocked successfully

goto End

:FAIL

echo Invalid password

goto end

:MDLOCKER

md Private

echo Private created successfully

goto End

:End

Tại cửa sổ mới, bạn sao chép và dán đoạn code vào

Bước 3: Bạn thay thế PASSWORD_GOES_HERE ở đoạn code trên bằng mật khẩu muốn cài đặt. Ví dụ như ảnh dưới đây mật khẩu là 123.

Thay thế thành mật khẩu mà bạn muốn cài đặt

Bước 4: Bạn vào mục File và chọn Save As

Bạn vào mục File và chọn Save As

Ở mục Save as type bạn sửa đổi tên thành locker.bat. Tiếp tục chọn type All Files và nhấn nút Save để lưu lại.

Ở mục Save as type bạn sửa đổi tên thành locker.bat

Lúc này bạn có thể xóa File text trên máy tính đi.

Xóa File text trên máy tính

Bước 5: Bạn nhấp chuột để mở File locker. Khi màn hình xuất hiện một thư mục mới có tên là Private thì đây chính là nơi lưu trữ những dữ liệu mà bạn muốn bảo mật.

Màn hình xuất hiện thư mục mới có tên Private

Bước 6: Sau khi sao chép toàn bộ dữ liệu qua mục Private, bạn nhấn chuột vào tập tin locker. Khi màn hình xuất hiện một hộp thoại thì bạn hãy nhập chữ Y và nhấn nút Enter.

Nhập chữ Y và nhấn nút Enter

Sau khi thao tác xong thì thư mục Private sẽ biến mất. Dữ liệu của bạn lúc này đã được bảo mật.

Khi thư mục Private biến mất thì dữ liệu của bạn đã được bảo mật

Bước 7: Nếu muốn xem lại hộp thoại Private thì bạn chỉ cần nhấn chuột vào File locker. Sau đó nhập mật khẩu mà bạn đã cài đặt ban đầu rồi nhấn Enter.

Nhấn chuột phải vào File locker để xem lại hộp thoại Private

Kết hợp phần mềm để cài Pass cho File

Một cách đặt mật khẩu cho File mà bạn có thể áp dụng chính là kết hợp với phần mềm. Tuy nhiên hiệu quả của phương pháp này không được đánh giá cao bởi vẫn có khả năng bị người khác đọc trộm dữ liệu, đặc biệt đối với những người hiểu biết nhiều về công nghệ. Do đó để bảo mật thông tin tuyệt đối, bạn nên sử dụng chương trình khóa và ẩn thư mục.

Kết hợp phần mềm để cài mật khẩu cho File

Những cách bảo mật khác để bảo vệ File 

  • Folder và File ít khi sử dụng: Các bạn hãy chuyển những nội dung này thành một Folder lưu trữ chung. Sau đó nén lại và chỉ cần đặt một mật khẩu duy nhất để bảo vệ.
  • Folder và File thường xuyên sử dụng. Với những dữ liệu thường xuyên truy cập thì cách tốt nhất để bảo vệ chính là cài đặt chương trình từ bên thứ 3. Bạn có thể tham khảo một số phần mềm như 7-Zip, Folder Guard, AxCrypt và Protected Folder.
  • Windows ME và Windows XP: Hai hệ điều hành này thường có sẵn các công cụ đi kèm với tính năng đặt mật khẩu cho thư mục.
  • Windows Vista và Windows 7: Những người sử dụng hai hệ điều hành này thì thường cần đến bên thứ 3 để bảo vệ dữ liệu và thông tin.
Nh/ững cách bảo mật khác để bảo vệ File trên máy tính

Quên mật khẩu File phải làm sao?

Trong trường hợp bạn vô tình quên password thì vẫn có thể chỉnh sửa và thiết lập lại mật khẩu mới cho thư mực. Các thao tác thực hiện như sau:

Bước 1: Đầu tiên bạn nhấn chuột phải vào File locker rồi chọn Edit.

Nhấn chuột phải vào File locker rồi sau đó chọn mục Edit

Bước 2: Khi màn hình máy tính xuất hiện hộp thoại Text, bạn hãy xóa mật khẩu cũ và thiết lập lại password mới.

Xóa mật khẩu cũ và thiết lập password mới tại hộp thoại Text

Bước 3: Sau khi cài đặt mật khẩu mới xong, bạn hãy lưu lại bằng cách chọn Save As. Ở tab Save as type bạn đặt tên là locker.bat, tiếp tục chọn All Files rồi nhấn Save.

Lưu lại File đã đổi mật khẩu mới

Lưu ý khi cài đặt mật khẩu cho File

Việc thiết lập cách đặt mật khẩu cho file là một biện pháp vô cùng cần thiết để bảo vệ dữ liệu cá nhân trên máy tính. Tuy nhiên trong quá trình thao tác thực hiện, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không nên thiết lập password quá đơn giản, dễ bị đoán hoặc đã trùng với những tài khoản khác. Bạn nên cài đặt mật khẩu phức tạp, bao gồm ký tự viết hoa, viết thường, chữ số cùng các ký hiệu đặc biệt.
  • Bạn nên ghi lại mật khẩu và lưu trữ ở một nơi bí mật. Điều này sẽ tránh trường hợp bạn quên password và không thể truy cập vào những file bên trong.
  • Nếu bạn không rành trong việc sử dụng lệnh hoặc tính năng có sẵn để thiết lập password cho File. Bạn nên tìm kiếm và sử dụng những phần mềm uy tín để hỗ trợ việc này.
  • Bạn cũng cần chú ý sao lưu toàn bộ dữ liệu quan trọng trước khi thực hiện đặt pass cho File. Điều này sẽ giúp người dùng phòng tránh được rủi ro khi xảy ra sự cố như lỗi hệ thống hoặc quên mật khẩu.
Những lưu ý khi thực hiện cách đặt mật khẩu cho File

Bài viết trên đã chia sẻ chi tiết các bước thiết lập password để bảo vệ thông tin, dữ liệu quan trọng. Hy vọng với những thông tin này, bạn sẽ thực hiện cách đặt mật khẩu cho file thành công. Ngoài ra đừng quên theo dõi Hocitngay để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích nhé.

Đánh giá bài viết

Adblock test (Why?)


Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Năm lý do khiến bạn nên mua một chiếc AirPods Max
>> Tai nghe Galaxy Buds2 đang được chế tạo, thiết kế có nhiều nâng cấp
>> Loa 7.1 Là Gì? Hệ Thống Âm Thanh 7.1 Được Sắp Xếp Như Thế Nào?

Thứ Năm, 23 tháng 5, 2024

Cách cài win bằng Winntsetup theo 2 chuẩn UEFI và Legacy 

Tiến hành cài Win là cách thức được người dùng áp dụng để loại bỏ một số lỗi vặt trên laptop, PC mà không cần tốn công sức mang ra tiệm sửa. Thực tế có khá nhiều phương pháp để cài lại Win, trong đó cài win bằng Winntsetup là hình thức được các kỹ thuật viên đánh giá cao với loạt ưu điểm ấn tượng. Ở bài viết này, Hocitngay sẽ tiết lộ từng bước để bạn dễ dàng tham khảo.

Ưu điểm cách cài Win bằng Winntsetup

Biện pháp cài win bằng Winntsetup được tích hợp khá nhiều ưu điểm nổi bật, bao gồm:

  • Người dùng dễ dàng cài lại Win theo chuẩn UEFI trên mọi nền tảng, phiên bản, dù máy tính sử dụng phiên bản Windows 32bit/ 64bit cũng thực hiện được dễ dàng.
  • Dù USB BOOT chỉ hỗ trợ cho thiết bị với chuẩn Legacy vẫn có thể cài đặt thành công Windows nhanh chóng.
  • Có thể tự tạo được phân vùng EFI nên thoải mái điều chỉnh dung lượng cho phần này.
  • Phù hợp khởi tạo các bản backup/ ghost dạng Setup cực đơn giản.
Cài win bằng Winntsetup gồm loạt ưu điểm ấn tượng

Phân vùng ổ cứng để cài Win bằng Winntsetup

Để tiến hành cài win bằng Winntsetup dựa theo chuẩn UEFI, laptop phải hỗ trợ chuẩn này và hệ thống BIOS phải được bật UEFI. Thực hiện tải xuống bộ cài Windows bất kỳ phù hợp với thiết bị và lưu vào ổ cứng.

Ngoài phân vùng ổ đĩa C chứa Windows, người dùng cần thực hiện xóa bỏ các vùng có đơn vị dung lượng MB như hình ảnh bên dưới đây:

Xóa bỏ các vùng dữ liệu không cần thiết

Tiếp tục nhấp chuột phải vào các phân vùng, lần lượt là Other, C, Recovery, FAT32… → Sau đó nhấp chọn lệnh Delete.

Nhấn chọn các phân vùng và Delete

Sau khi xóa hết các phân vùng không cần thiết ở trên thì chỉ còn hiển thị phân vùng Unallocated → Nhấn vào lệnh Apply để tiến hành xác nhận.

Thực hiện kiểm tra ổ cứng đã được điều chỉnh ở dạng GPT hay chưa (bên dưới chữ Disk), nếu chưa đổi (đang ở dạng MBR) thì phải tiến hành convert thành chuẩn GPT mới cài đặt được Windows chuẩn UEFI thành công. Nếu máy đang ở chuẩn MBR thì bạn nhấp chuột phải vào ổ C → Chọn lệnh Convert MBR to GPT Disk, cuối cùng nhấn Apply.

Tiến hành chỉnh ổ cứng về dạng GPT

Khi ổ cứng đã được chuyển về định dạng GPT thì người dùng chuyển sang bước phân vùng khởi động EFI kế tiếp. Tiến hành nhấp chuột vào phân vùng Unallocated → Nhấp chọn Create và thực hiện các thiết lập bên dưới:

Thực hiện thiết lập với phân vùng Unallocated

Khi phân vùng FAT32 đã tạo thành công thì nhấn chuột phải vào phân vùng FAT32, thực hiện nhấn chọn lệnh Change Partition Type ID → Click vào mũi tên ở vị trí số 1 và chọn lệnh EFI System Partition → Nhấn vào lệnh Yes.

Nhấp EFI System Partition và click vào lệnh Yes

Tiến hành nhấp chuột phải tại phân vùng Unallocated còn lại → Nhấn lệnh Create để tiến hành tạo vùng chứa hệ điều hành Windows. Người dùng nên giữ nguyên các thông số mặc định và nhấn OK.

Nhấn Create để tạo vùng chứa hệ điều hành Windows

Lưu ý người dùng nên ghi nhớ phân vùng này có dung lượng bao nhiêu để tiến hành chọn lựa cho đúng. Bước cuối cùng là nhấn Apply để lưu trữ toàn bộ các thiết lập.

Cài Win bằng Winntsetup theo chuẩn UEFI

Người dùng có thể thực hiện cài Win bằng Winntsetup dựa vào chuẩn UEFI khá đơn giản, chỉ cần chuẩn bị và thao tác cụ thể theo các bước bên dưới đây:

Công tác chuẩn bị 

Đầu tiên, phải chuẩn bị đầy đủ các yêu cầu bên dưới đây:

  • 1 USB Boot: Khuyến khích người dùng tạo USB chuẩn UEFI mới hoặc khởi tạo USB Boot đa năng.
  • Bộ cài hệ điều hành Windows 7, 8, 10, 11… phiên bản 64bit, nên tải từ trang chính thức của Microsoft để được hỗ trợ update và trải nghiệm mọi tính năng.
  • Thiết lập tiêu chuẩn UEFI trong BIOS trước khi tiến hành cài đặt, nếu không thực hiện bước này thì không thể cài lại Windows với Winntsetup.
Chuẩn bị 1 USB Boot để tiến hành cài lại Win

Tiến hành cài windows bằng WinNTSetup theo chuẩn UEFI

Việc tiến hành cài windows bằng WinNTSetup dựa trên chuẩn UEFI được tiến hành nhanh chóng thông qua các bước bên dưới đây:

Trước tiên người dùng nhấn đúp chuột để khởi động phần mềm → Nhấp vào lệnh search và giải nén tệp.

Nhấn lệnh Search để giải nén tệp

Lựa chọn tệp .ISO cần cài đặt và nhấn vào lệnh Open. Ngoài tệp đuôi iso thì người dùng cũng có thể cài file có đuôi là .wim, .esd đều được.

Lựa chọn file có đuôi .ISO

Kế đó nhấp chọn vào ô Search nằm ở hàng thứ 2 của Select location of the Boot drive để thực hiện chọn phân vùng khởi chạy EFI. Nhấp vào phân vùng vừa tạo → Nhấn chọn lệnh Select Folder.

Chọn Select Folder ở phân vùng vừa tạo

Tiếp tục chọn ô Search nằm ở dòng số 3 của tùy chọn Select location of the installation drive để quyết định phân vùng chứa hệ điều hành Windows. Lựa chọn đúng phân vùng vừa tạo dựa vào dung lượng rồi nhấp vào lệnh Select Folder.

Chọn vùng sẽ chứa hệ điều hành Windows

Ở mục Option lựa chọn phiên bản hệ điều hành Windows muốn cài đặt.

Ở phần Option chọn phiên bản hệ điều hành Windows muốn cài đặt

Tick vào tùy chọn Drive letter preassignment → Nhấn lệnh Setup.

Nhấn tick vào Drive letter preassignment và tiến hành Setup

Khi đó màn hình sẽ hiển thị một hộp thoại mới, người dùng nhấn vào OK → Chờ đợi quá trình cài đặt hoàn tất và nhấp Reboot thì thiết bị sẽ tự động chạy Windows mới.

Cài Windows chuẩn UEFI theo cách khác

Ngoài theo chuẩn UEFI qua Winntsetup thì việc cài lại hệ điều hành Windows có thể tiến hành theo một số phương pháp khác gồm:

  • Thiết lập lại hệ thống BIOS dựa trên chuẩn UEFI.
  • Khởi tạo một chiếc USB Boot theo chuẩn UEFI.
  • Thực hiện đổi ổ cứng chứa hệ điều hành Windows sang định dạng GPT.
  • Truy cập vào Mini Windows (viết tắt WinPE) để thực hiện Mount file Windows sang ổ đĩa ảo. Sau đó mở đĩa ảo vừa thao tác ra → Tiến hành chạy file Setup.exe để khởi động tiến trình cài đặt. Trong trường hợp file Setup.exe xuất hiện lỗi thì thử mở sources lên. Kế đến tiến hành chạy tệp install.wim để cài Win thử.
Cài Windows chuẩn UEFI đơn giản với thiết lập lại BIOS

Với những cách này, bạn có thể dễ dàng cài đặt Windows theo chuẩn UEFI mà không cần tốn công sức, thời gian mang máy ra tiệm.

Cài đặt Windows với WinNT Setup chuẩn Legacy

Cài đặt Windows theo chuẩn boot Legacy thông qua WinNT chỉ với 1 phân vùng không hề phức tạp, thậm chí còn đơn giản hơn Windows boot UEFI với 2 phân vùng.

Trong đó, chuẩn ổ cứng để cài đặt lại Windows boot Legacy là MBR. Cụm từ này được viết tắt từ Master Boot Record, là một tiêu chuẩn quản lý thông tin được IBM tạo ra vào năm 1983. Ổ cứng chuẩn MBR tương thích với hầu hết hệ điều hành Windows hiện nay, hỗ trợ dung lượng tối đa 2TB và từng ổ đĩa được phân thành 4 vùng. Tuy nhiên đây cũng là điểm hạn chế khá lớn của MBR.

Các bước cài lại hệ điều hành Windows theo chuẩn Legacy cụ thể như sau:

  • Bước 1: Boot vào WinPE NHV BOOT, thực hiện mở ứng dụng Partition Wizard, thao tác xóa các phân vùng dữ liệu cũ hoặc tiến hành phân vùng ổ cứng.
Vào ứng dụng Partition Wizard
  • Bước 2: Chọn và xóa các phân vùng Windows cũ không cần dùng đến → Nhấn lệnh Delete.
Nhấn Delete các vùng không cần thiết hoặc quá cũ
  • Bước 3: Thực hiện tạo phân vùng hệ điều hành Windows mới theo các bước như trong ảnh.
Tạo phân vùng mới chứa Win và nhấn OK
  • Bước 4: Nhấp chuột phải vào phân vùng mới tạo và chọn lệnh Set active.
Set active cho phân vùng mới
  • Bước 5: Kiểm tra lại ổ cứng chứa phân vùng Windows mới theo dung lượng.
Check phân vùng mới tạo thành công qua mức dung lượng
  • Bước 6: Nhấn đôi chuột để khởi động phần mềm WinNTSetup ở vị trí Desktop hoặc Menu Start.
Mở phần mềm WinNTSetup
  • Bước 7: Ở hộp thoại mới xuất hiện, nhấn chọn lệnh Search.
Nhấn vào Search
  • Bước 8: Nhấn chọn file .ISO để khởi chạy cài đặt hệ điều hành Windows.
Nhấn chọn tệp có đuôi .ISO
  • Bước 9: Ở mục Boot drive và Installation drive tiến hành nhấp chọn vào phân vùng đã khởi tạo trước đó.
Chọn vào các trường phân vùng đã tạo trước đó
  • Bước 10: Ở mục Options tiến hành chọn phiên bản Windows muốn cài đặt. Kế đó ở Add Drivers thì đối với máy tính sử dụng CPU Intel gen 11+ trở lên thì khi dùng WinNTSetup sẽ phải bổ sung thêm driver Intel Rapid Storage Technology (IRST) mới cài đặt được.
Chọn phiên bản Windows muốn cài ở phần Options
  • Bước 11: Sau khi cài đặt xong cấu hình ở phân vùng cần cài hệ điều hành Windows mới → Nhấn chọn lệnh Setup.
Sau khi cài cấu hình xong thì nhấn Setup
  • Bước 12: Ở hộp thoại mới xuất hiện để mặc định → Nhấn OK để bắt đầu tiến trình cài đặt hệ điều hành Windows.
Nhấn OK
  • Bước 13: Khi hộp thoại mới xuất hiện nhấn chọn Reboot để tiếp tục cài Windows theo chuẩn Legacy.
Chọn Reboot để tiếp tục tiến trình
  • Bước 14: Trong quá trình cài đặt, khi tới giao diện Unlock your Microsoft experience thì người dùng phải thực hiện nhập tài khoản Microsoft.
Hệ thống yêu cầu nhập tài khoản Win

Sau đó chờ đợi để hoàn tất quá trình cài đặt lại Win, tắt máy và khởi động lại là có thể sử dụng được dễ dàng với mọi tính năng.

Cài win bằng Winntsetup được đánh giá cao, là một trong các phương pháp hiệu quả nhất hiện nay khi đa số máy tính đều có USB Boot. Với vài cú nhấp chuột đơn giản, thiết bị đã tích hợp ngay hệ điều hành Windows mới mà không phát sinh lỗi như cách cài thông thường. Đừng quên theo dõi Hocitngay để cập nhật các thông tin về công nghệ, phần mềm mới nhất!

Đánh giá bài viết

Adblock test (Why?)


Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Năm lý do khiến bạn nên mua một chiếc AirPods Max
>> Tai nghe Galaxy Buds2 đang được chế tạo, thiết kế có nhiều nâng cấp
>> Loa 7.1 Là Gì? Hệ Thống Âm Thanh 7.1 Được Sắp Xếp Như Thế Nào?

Thứ Tư, 22 tháng 5, 2024

Hướng dẫn cách cài tiếng việt cho Win 11 cực nhanh chóng

Với thiết bị chạy hệ điều hành Windows 11 thì hệ thống sẽ mặc định ngôn ngữ là tiếng Anh. Do đó băn khoăn trong việc cài tiếng Việt cho Win 11 như thế nào hiện đang được rất nhiều người quan tâm. Chính vì thế qua bài viết sau đây Hocitngay sẽ chia sẻ các cách chuyển đổi cực nhanh chóng và đơn giản mà bạn có thể tham khảo.

Mục đích và lợi ích của việc thay đổi ngôn ngữ trên máy tính Win 11

Việc thay đổi ngôn ngữ trên máy tính Win 11 mang lại rất nhiều lợi ích, đặc biệt đối với những người không thành thạo tiếng Anh. Cụ thể như:

  • Tăng khả năng sử dụng: Thay đổi tiếng Anh sang ngôn ngữ mẹ đẻ hoặc ngôn ngữ mà bạn thành thạo sẽ giúp quá trình sử dụng máy tính dễ hiểu và thuận tiện hơn.
  • Nâng cao hiệu suất: Sử dụng ngôn ngữ quen thuộc sẽ giúp người dùng thao tác chính xác và nhanh chóng hơn. Qua đó nâng cao hiệu quả trong công việc và học tập.
  • Mở rộng khả năng tiếp cận: Thay đổi ngôn ngữ sẽ giúp bạn truy cập nội dung và ứng dụng bằng nhiều tiếng khác nhau. Điều này sẽ làm mở rộng phạm vi thông tin và giải trí của người sử dụng.
  • Cải thiện khả năng thích ứng: Thay đổi ngôn ngữ trên máy tính giúp bạn dễ dàng thích ứng với môi trường học tập và làm việc đa văn hóa.
  • Tăng cường tính cá nhân hóa: Việc thay đổi ngôn ngữ giúp bạn cá nhân hóa trải nghiệm máy tính dựa theo sở thích của bản thân.
Việc thay đổi ngôn ngữ trên máy tính Win 11 mang lại rất nhiều lợi ích cho người sử dụng

Hướng dẫn cài đặt tiếng Việt cho máy tính Windows 11

Để thực hiện cài tiếng Việt cho win 11, người dùng chỉ cần thực hiện qua 3 thao tác đơn giản. Vậy cụ thể đó là những bước gì? Mời bạn hãy cùng Hocitngay tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây nhé.

Bước 1: Vào Windows Settings

Các bạn nhấn tổ hợp phím Windows + i để mở được hộp thoại Windows Settings. Sau đó chọn mục Time & language rồi tiếp tục nhấn Language & region.

Nhấn tổ hợp Windows + i để vào được Windows Settings

Bước 2: Cài đặt ngôn ngữ tiếng Việt cho thiết bị

Bạn hãy nhấn vào nút Add a language tại mục Preferred language. Tiếp tục gõ tìm kiếm Vietnames rồi chọn tiếng Việt. Cuối cùng nhấn Next để sang giao diện mới.

Các bạn tìm gõ Vietnamese rồi chọn tiếng Việt, sau đó nhấn Next

Tại mục Install language features bạn hãy đánh dấu tích vào ô Set as my Windows display language. Điều này sẽ giúp sau khi cài đặt xong ngôn ngữ tiếng Việt sẽ được bật sẵn làm mặc định. Sau đó tiếp tục nhấn vào Install.

Các bạn đánh dấu tích vào ô Set as my Windows display language rồi nhấn Install

Sau khi thao tác xong, bạn chờ khoảng 2 phút để hệ thống tự động cài đặt ngôn ngữ. Sau đó tại mục Windows display language bạn hãy chuyển ngôn ngữ từ English (United States) thành tiếng Việt.

Bước 3: Khởi động lại máy để việc chuyển đổi ngôn ngữ có hiệu lực

Sau khi thực hiện xong cách cài tiếng Việt cho Win 11, bạn hãy khởi động lại để hệ thống xác nhận ngôn ngữ mới. Lúc này ngôn ngữ mặc định sẽ được chuyển sang thành tiếng Việt. Hơn nữa bằng cách này người dùng có thể áp dụng chuyển đổi với bất cứ ngôn ngữ nào trên thiết bị của bạn. 

Khởi động lại máy tính Win 11 để việc chuyển đổi ngôn ngữ có hiệu lực

Cách cài đặt phần mềm tiếng Việt cho Windows 11

Ngoài cách thay đổi ngôn ngữ trên máy tính Win 11 thì người dùng có thể tải các phần mềm để cài đặt tiếng Việt cho máy tính. Trong đó “Tiếng Việt gói trải nghiệm cục bộ” là một trong những ứng dụng uy tín, được cung cấp bởi chính Microsoft.

Để cài tiếng Việt cho Win 11 các bạn có thể sử dụng các phần mềm hỗ trợ

Để cài đặt phần mềm tiếng Việt cho Win 11 các bạn hãy thực hiện như sau:

  • Mở Microsoft Store rồi gõ chữ tìm kiếm tiếng Việt. Sau khi thấy ứng dụng “Tiếng Việt gói trải nghiệm cục bộ” được hiển thị trên cửa hàng thì bạn nhấn Get để tải về.
  • Khi Windows chuyển sang màn hình cài đặt, bạn nhấn Install và đợi ứng dụng tải về máy tính.
  • Sau khi tải xong ứng dụng sẽ yêu cầu Restart Now để áp dụng cài đặt ngay hoặc Restart Later để áp dụng cho lần khởi động xong. Tùy vào nhu cầu của mình mà bạn bấm chọn Restart Now hoặc Restart Later. Đây cũng là bước cuối cùng để cài đặt phần mềm tiếng Việt trên máy tính.

Cách thay đổi ngôn ngữ bàn phím trong Win 11

Để thay đổi ngôn ngữ bàn phím trong Win 11, người dùng có thể thực hiện thông qua thanh tác vụ hoặc bằng tổ hợp phím. Ngay dưới đây Hocitngay sẽ chia sẻ các bước thực hiện của hai giải pháp này một cách chi tiết và đơn giản nhất.

Cách chuyển ngôn ngữ bàn phím qua thanh tác vụ của Windows 11

Sau khi cài đặt xong ngôn ngữ cho máy tính, bạn có thể thiết lập bố cục phù hợp cho bàn phím Win 11. Hệ điều hành được hiển thị sẵn trên thanh tác vụ, cụ thể là trong bảng thông tin nằm bên trái ngày giờ.

Cách thay đổi ngôn ngữ bàn phím qua thanh tác vụ của máy tính Windows 11

Tại bảng thông tin người dùng sẽ thấy chữ viết tắt quốc gia, đây chính là ngôn ngữ mà máy tính đang sử dụng. Ví dụ chữ ENG sẽ biểu thị tiếng Anh Mỹ. Để thay đổi ngôn ngữ bàn phím Windows 11, bạn hãy nhấp chuột trái để chọn bố cục mà mình mong muốn. Hơn nữa người dùng có thể hoàn tác cài đặt nếu muốn quay lại thiết lập ban đầu. 

Chuyển ngôn ngữ bàn phím trên Windows 11 bằng tổ hợp phím

Việc sử dụng phím tắt sẽ giúp tiết kiệm thời gian trong trường hợp bạn thường xuyên phải trao đổi giữa nhiều tiếng khác nhau. Dưới đây là hai cách kết hợp mà bạn có thể tham khảo khi muốn thay đổi ngôn ngữ trên máy tính Win 11:

  • Alt + Shift.
  • Phím Windows + Phím cách.
Chuyển đổi ngôn ngữ bàn phím trên Windows 11 bằng cách nhấn tổ hợp phím

Bài viết trên đã giới thiệu chi tiết các cách thay đổi ngôn ngữ khác nhau trên máy tính. Hy vọng từ những thông tin trên bạn sẽ dễ dàng thực hiện cài tiếng Việt cho Win 11. Ngoài ra đừng quên theo dõi Hocitngay để cập nhật thêm nhiều điều hữu ích và thú vị nhé. 

Đánh giá bài viết

Adblock test (Why?)


Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Năm lý do khiến bạn nên mua một chiếc AirPods Max
>> Tai nghe Galaxy Buds2 đang được chế tạo, thiết kế có nhiều nâng cấp
>> Loa 7.1 Là Gì? Hệ Thống Âm Thanh 7.1 Được Sắp Xếp Như Thế Nào?

Thứ Ba, 21 tháng 5, 2024

Cách tạo usb boot máy tính đơn giản dễ thực hiện

Cách tạo USB Boot không phải là vấn đề khó khăn đối với các kỹ thuật viên chuyên thao tác, cài đặt máy tính, laptop. Tuy nhiên nếu người dùng máy bình thường muốn khởi tạo sẽ gặp một số vướng mắc. Vậy phải làm sao để tạo USB Boot trên hệ điều hành Windows 7, Windows 10 nhanh chóng? Ở bài viết dưới đây Hocitngay sẽ được hướng dẫn chi tiết để bạn có thể tham khảo.

USB Boot là gì? 

Thuật ngữ USB Boot dùng để chỉ chiếc USB có khả năng nạp thông tin vào lưu trữ khi khởi động máy tính. Thông thường, USB Boot có thể nạp được các hệ điều hành với môi trường nhỏ, chạy các phần mềm cần thiết để sửa lỗi cơ bản như lấy lại password Windows, phục hồi dữ liệu, fix lỗi ổ cứng… 

USB có thể nạp thông tin khi khởi động thiết bị

Đối với DLC Boot còn tích hợp thêm Win PE 10 32bit/ 64 bit để hỗ trợ tạo Boot trên Legacy và UEFI đơn giản. Vì vậy, người dùng chỉ cần chuẩn bị sẵn USB sau đó tiến hành DLC Boot, cho phép hỗ trợ đa dạng từ CD, LAN, USB và công cụ chạy hệ điều hành Android.

Yêu cầu chuẩn bị trước khi tạo USB Boot?

Trước khi tiến hành tạo USB Boot, người dùng phải tiến hành các bước sao lưu lại dữ liệu để tránh bị mất đi trong quá trình khởi tạo. Đồng thời, việc tạo USB boot siêu dễ, không cần nhiều kỹ thuật phức tạp như bạn vẫn nhầm tưởng.

  • Để tạo USB Boot thành công, đầu tiên phải có 1 USB với mức dung lượng tối thiểu 4GB. 
  • Đối với phiên bản hệ điều hành Windows 7, Windows 10 cần phải tải thêm file ISO để chứa toàn bộ thông tin cài đặt Windows. 
Chuẩn bị USB mới mức dung lượng 4GB

Ngoài ra, người dùng cần biết và phân loại USB Boot theo tính năng cụ thể, biết nên chọn ứng dụng nào cho phù hợp nhất:

  • Loại USB DOS được sử dụng để khởi chạy các phần mềm trên nền DOS. 
  • Loại USB HĐH được sử dụng để burn file ISO trên các phiên bản hệ điều hành MacOS, Linux, Windows để tiến hành cài đặt mới.
  • Loại USB cứu hộ được gắn kèm vào máy tính trên nền DOS để bổ sung tính năng cứu hộ WinPE hoặc Portable tiện ích.
  • Loại USB đa năng được cài đặt với chương trình DOS, hỗ trợ toàn bộ các hệ điều hành từ Windows đến Linux, giúp chạy Live Distro Linux hiệu quả…

Cách tạo USB Boot trên chuẩn UEFI và LEGACY

LEGACY được chính thức ra mắt vào năm 1975, ứng dụng được tích hợp trực tiếp lên chíp bo mạch chủ các công cụ. Nhìn chung, LEGACY là bảng tổng hợp chỉ dẫn chạy máy tính để khởi động hệ điều hành đơn giản. Tức là khi người dùng khởi động laptop, PC thì LEGACY cũng hoạt động đồng thời.

Công cụ này sẽ hỗ trợ người dùng máy tính xem xét lỗi bộ nhớ RAM có vận hành bình thường hay không. Kế đến, LEGACY sẽ tiến hành kiểm tra các tùy chọn khởi động, ổ cứng, mạng LAN… Tuy nhiên, tốc độ mở LEGACY không quá nhanh, không hỗ trợ các ổ đĩa cứng chuẩn GDT. 

Giao diện màn hình chuẩn UEFI và LEGACY

Để tiến hành tạo USB với chuẩn UEFI và LEGACY thì cần phải tải và cài đặt phần mềm Rufus trên thiết bị. Công cụ này có tác dụng tạo USB khởi động trên thiết bị máy tính và được đánh giá tối ưu, dễ sử dụng. 

Theo khảo sát, tốc độ cài USB Boot thông qua bộ cài Windows hoặc Ubuntu nhanh hơn hẳn so với cài từ đĩa CD. Ứng dụng Rufus cho phép tạo USB Boot tốc độ cực nhanh với mức dung lượng 1MB.

Bước 1: Cài đặt thông số của USB Boot

Đầu tiên, người dùng mở ứng dụng Rufus đã tải và cài đặt trên máy tính, kế đến chọn mục Device → Nhấp chọn vào USB. Ở mục Boot selection, tiến hành nhấp chọn Disk or ISO image → Nhấn Select để thực hiện duyệt file ISO.

Chọn Disk or ISO image và click Select

Thời điểm này, tại mục Image option, nhấn vào lệnh Standard Windows installation. Ở mục Partition scheme, tiến hành nhấp lệnh MBR hoặc GPT dựa trên dòng máy tính là gì. Đồng thời, đối với  File System thì nhấp vào NTFS → Cuối cùng nhấn Start để khởi tạo USB Boot.

Tùy chỉnh khởi tạo USB Boot

Bước 2: Xóa bỏ dữ liệu cũ trên USB 

Màn hình thiết bị xuất hiện hộp thoại cảnh báo có USB sẽ tiến hành format, nếu máy đang chứa dữ liệu quan trọng thì nên thực hiện sao chép trước → Nhấn OK.

Nhấn OK để sang bước kế tiếp

Bước 3: Bắt đầu tạo USB cài Windows 

Hộp thoại xuất hiện với các vị trí cần điền thông tin khác nhau, người dùng có thể tiến hành tuần tự theo đúng 7 vị trí bên dưới đây:

Điền vào các ô như hướng dẫn để tạo USB cho Windows
  • Chỗ trống số 1: Người dùng tiến hành điền tên USB. 
  • Chỗ trống số 2: Nhấn chọn SELECT → Nhấp chọn file ISO đối với phiên bản hệ điều hành Windows 7, Windows 10 đã cài đặt trước đó. 
  • Chỗ trống số 3: Tiến hành nhấn và giữ tổ hợp Alt + E để tiến hành kích hoạt tính năng ẩn khởi tạo USB 2 phân vùng. 
  • Chỗ trống số 4: Hệ thống máy tính sẽ tự động lựa chọn BIOS hay UFFI tương thích với thiết bị đang sử dụng. 
  • Chỗ trống số 5: Thực hiện đặt tên cho USB Boot khởi tạo, người dùng ưu tiên sử dụng các tên gợi nhớ ví dụ như cai Win 7 hoặc cai Win 10. 
  • Chỗ trống số 6: Cuối cùng nhấp vào tính năng NTFS là hoàn thành.  

Bước 4: Bắt đầu tạo USB Boot

Sau khi điền mọi thông tin bắt buộc để tạo USB Boot ở trên, người dùng nhấn Start để bắt đầu tiến trình khởi tạo.

Nhấn Start để khởi tạo USB Boot và chờ đợi

Bước 5: Tạo USB Boot thành công

Sau khi tiến trình tạo USB Boot hoàn thành sẽ có chữ READY hiển thị với màu xanh.

Quy trình tạo USB Boot thành công thì người dùng có thể áp dụng để tiến hành cài đặt Windows. Lưu ý, trong quá trình tạo có thể phát sinh lỗi xuất phát từ file ISO hoặc USB chỉ được cài đặt chế độ đọc, cần thực hiện chuyển sang chế độ đọc, ghi dữ liệu.

Hướng dẫn kiểm tra USB Boot hoạt động hay không

Sau khi tạo thành công, người dùng có thể tiến hành kiểm tra USB Boot có thực sự hoạt động trên máy tính hay không với các bước kiểm tra bên dưới:

  • Bước 1: Tải và cài đặt  ứng dụng kiểm tra USB Boot MobaLiveCD về máy tính.
  • Bước 2: Nhấp chuột phải chọn tệp MobaLiveCD vừa tải xuống thành công → Chọn lệnh Run as Administrator để khởi chạy với quyền admin.
Chạy tệp MobaLiveCD vừa tải xuống thiết bị
  • Bước 3: Nhấn vào chọn lệnh Run the LiveUSB.
Nhấp chọn Run the LiveUSB
  • Bước 4: Nhấn lựa chọn USB Boot thử cần thực hiện kiểm tra.
Lựa chọn loại USB cần tiến hành kiểm tra
  • Bước 5: Chọn vào No để loại bỏ tính năng tạo đĩa ảo.
Chọn No để tắt tiến trình tạo đĩa ảo
  • Bước 6: Một cửa sổ mới xuất hiện và người dùng có thể kiểm tra các tính năng USB Boot trên máy tính đơn giản.
Thao tác thử các tính năng của USB Boot xem có thành công không

Cách khắc phục máy tính không nhận USB Boot

Dù đã thực hiện đúng theo các bước tạo USB Boot nhưng máy tính không nhận thì chắc chắn đã có lỗi thiết bị hoặc quá trình sử dụng. Nguyên nhân phát sinh lỗi có thể do BIOS không chạy hoặc USB cắm vào bị hỏng… Bên dưới đây, Hocitngay sẽ chỉ ra từng lỗi và cách xử lý lỗi máy tính không nhận USB Boot đơn giản để người dùng tham khảo.

Kiểm tra USB 

Đầu tiên khi thấy thiết bị không nhận USB Boot thì người dùng phải thực hiện kiểm tra lại xem USB có bị lỗi gì hay không. Thử nghiệm bằng cách cắm chuôi USB vào máy tính khác, nếu vẫn hoạt động bình thường thì USB không hề lỗi. Ngược lại, nếu kết quả là USB không hoạt động thì nên sửa chữa hoặc mua mới để tiến hành tạo USB Boot lại từ đầu theo hướng dẫn.

Cắm và kiểm tra lại USB

Khởi động lại máy tính

Một cách khác để sửa lỗi máy tính không nhận USB Boot là tiến hành tắt máy và khởi động lại từ đầu. Việc này giúp thiết bị chạy lại ứng dụng và xử lý lỗi ban đầu. Trong trường hợp sau khi khởi động lại vẫn không nhận USB Boot đã tạo thì người dùng áp dụng thêm các phương pháp khác được chia sẻ bên dưới.

Thao tác khởi động lại máy

Khởi động BIOS 

BIOS là cụm từ được viết tắt từ Basic Input/ Output System có ý nghĩa là đường dây đầu vào/ ra cơ bản. Hệ thống BIOS có khả năng kiểm tra phần cứng trên thiết bị có đáp ứng đủ yêu cầu của hệ điều hành hay không. BIOS được so sánh với cái chuông báo thức, hỗ trợ kiểm tra cực nhanh phần cứng máy tính.

Mỗi thiết bị máy tính sẽ tích hợp BIOS riêng biệt với giao diện dễ thao tác. Để xử lý lỗi không nhận tạo USB Boot vừa thực hiện, người dùng có thể thử khởi động lại BIOS theo các bước:

  • Bước 1: Trước tiên, người dùng phải truy cập vào BIOS thông qua các phím tắt. Đối với dòng thiết bị Acer, Asus sẽ nhấn vào F2 hoặc Del, đối với máy tính Dell sẽ nhấn F2, đối với máy HP nhấn ESC, F10 hoặc F1,…
Nhấn phím tắt để vào giao diện của BIOS
  • Bước 2: Dễ dàng truy cập vào Menu Boot thông qua phím tắt tùy theo từng dòng máy, ví dụ dòng Asus thì nhấn phím F8 hoặc Esc, thiết bị Dell sẽ bấm vào F12, đối với dòng máy Acer thì nhấn phím F12, Esc hoặc F9…
Truy cập vào Menu Boot
  • Bước 3: Ở thanh của Menu Boot, người dùng di chuột tới phần Reset → Tiến hành nhấn Enter trên bàn phím, cuối cùng chọn Yes.
Chọn lệnh Yes
  • Bước 4: Người dùng chờ khởi động BIOS thành công rồi tắt thiết bị, tiến hành khởi động lại, sau đó cắm USB để tạo lại USB Boot.
Tắt thiết bị và cắm USB để kiểm tra lại thành công hay chưa

Vô hiệu hóa Secure Boot 

Nếu sau khi thử hết 3 phương pháp trên nhưng máy tính vẫn không chịu nhận USB boot thì người dùng phải áp dụng cách cuối là vô hiệu hóa Secure Boot. Quy trình vô hiệu hóa trên thiết bị được tiến hành đơn giản với các bước bên dưới:

  • Bước 1: Người dùng tiến hành khởi động lại công cụ ở chế độ BIOS, từng dòng máy sẽ có biện pháp khởi động khác nhau. Chẳng hạn như laptop Asus nhấn vào phím ESC, laptop Acer nhấn vào phím F2, laptop HP nhấn vào phím F10,… 
  • Bước 2: Sau đó ở mục Security, người dùng nhấn vào lệnh Secure Boot Menu. Tiếp theo nhấn vào mũi tên → Nhấn phím Enter để xuất hiện lệnh Secure Boot Control.
Vào Secure Boot Menu
Tại Secure Boot Control nhấn Enabled

Để tiến hành tắt Secure Boot, người dùng sẽ chọn Disabled nằm ở bên góc phải của màn hình. Kế đến, tiến hành nhấn vào F10, chọn lệnh Yes để lưu lại toàn bộ tiến trình.

Chọn Disabled cuối góc phải màn hình
Nhấn Yes để lưu trữ toàn bộ quá trình
  • Bước 3: Nhấp vào mũi tên chuyển tới phần Boot → Nhấn chọn lệnh Launch CSM → Chọn lệnh Enabled và bấm Enter trên bàn phím và bật được chế độ Boot Legacy. Tiếp đến phải nhấn vào F10 và nhấn Yes để lưu lại toàn bộ thao tác đã thực hiện.
Tại Launch CSM tiếp tục nhấn chọn Enabled

Sau khi hoàn thành, người dùng cắm lại USB vào và kiểm tra thử xem máy tính đã nhận USB Boot hay chưa. Nếu vẫn lỗi và không thể khắc phục được thì phải mang thiết bị tới cửa hàng uy tín để được nhân viên có chuyên môn hỗ trợ sửa chữa.

Ở bài viết trên đây, Hocitngay đã hướng dẫn nhanh cách tạo USB Boot trên hệ điều hành Windows 7, Windows 10 để người dùng tham khảo. Sau khi tạo thành công, đây được xem như kết nối giữa các phần mềm và hệ điều hành, loại trừ các lỗi xuất phát từ phiên bản phần mềm cũ. Nếu không may phát sinh lỗi thì dùng các biện pháp được hướng dẫn để khắc phục là hoàn thành.

Đánh giá bài viết

Adblock test (Why?)


Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Năm lý do khiến bạn nên mua một chiếc AirPods Max
>> Tai nghe Galaxy Buds2 đang được chế tạo, thiết kế có nhiều nâng cấp
>> Loa 7.1 Là Gì? Hệ Thống Âm Thanh 7.1 Được Sắp Xếp Như Thế Nào?

Thứ Hai, 20 tháng 5, 2024

Hướng dẫn cách backup dữ liệu trên máy tính Windows và Mac

Thủ thuật sao lưu (hay còn gọi là backup) dữ liệu cực kỳ quan trọng, giúp khôi phục toàn bộ các tệp tin trong thiết bị khi phát sinh lỗi ở phần cứng hay mềm. Ở máy tính sử dụng Windows và Mac thì cách backup dữ liệu siêu đơn giản, có thể tiến hành nhanh chóng mà không mất phí. Trong bài viết bên dưới, Hocitngay sẽ tiết lộ một số cách backup dữ liệu hay dùng nhất trên máy Windows và Mac.

Backup dữ liệu là gì?

Backup dữ liệu là tiến trình lưu trữ lại dạng dữ liệu các file, tệp tin, thư mục thành 1 bản sao lưu, đảm bảo thông tin toàn vẹn và được bảo mật tối ưu. Nhờ điều này, người dùng máy tính có thể dễ dàng khôi phục lại thông tin khi có sự cố lỗi mất dữ liệu, hệ điều hành.

Backup dữ liệu được hiểu là tiến trình sao lưu lại các tệp tin, thư mục

Cách backup dữ liệu đúng chuẩn giúp người dùng xây dựng được “phương án B”, giữ được các dữ liệu chủ lực như video, tài liệu làm việc, video cá nhân và các thông tin quan trọng khác. Khi thiết bị hư hỏng, dữ liệu bị tấn công liên tục bởi mã độc, virus thì người dùng cũng không cần lo lắng vì bản sao lưu có thể khôi phục tất cả chỉ trong vài giây.

Khi nào cần backup/Restore dữ liệu trên máy tính, laptop

Việc tiến hành backup dữ liệu giúp các dữ liệu đã bị đánh mất trước đó quay trở lại và khởi động bình thường sau khi restore. Với phương pháp backup Windows đúng đắn, người dùng thiết bị sẽ có thể thao tác lại các dữ liệu trên hệ thống cực nhanh chóng. Thao tác backup/ restore dữ liệu nên được thực hiện trong các trường hợp bên dưới:

Tiến hành backup và restore để bảo vệ dữ liệu quan trọng
  • Sự cố đột ngột như virus tấn công, lỗi hệ điều hành, hư hỏng ở phần cứng…
  • Đánh mất các dữ liệu quan trọng.
  • Cần tiến hành khôi phục hoặc làm mới lại toàn bộ hệ điều hành.

Quá trình backup trên thiết bị Windows 10, MacOS thì người dùng nên lưu dữ liệu tại khu vực an toàn như ổ cứng gắn bổ sung hoặc USB có mức dung lượng cao.

Cách Backup dữ liệu với File History

File History là tính năng có sẵn trong hệ điều hành Windows, cho phép người dùng tiến hành backup và restore dữ liệu dễ dàng ở các tệp tin cá nhân. Hướng dẫn dùng File History tiến hành sao lưu toàn bộ dữ liệu trên Windows đơn giản như sau:

Bước 1: Lắp 1 ổ đĩa bổ sung cung cấp đủ chỗ trống cần thiết cho việc sao lưu dữ liệu, người dùng sử dụng ổ cứng trong máy tính hay ổ ở ngoài đều được.

Bước 2: Nhấn tổ hợp Windows + I, hộp thoại Settings xuất hiện thì chọn lệnh Update & Security.

Chọn lệnh Update & Security trong cửa sổ Windows Settings

Bước 3: Tại cửa sổ Update & Security, bạn nhấn vào Backup nằm ở khung bên trái.

Chọn lệnh backup ở khung menu nằm bên trái

Bước 4: Trong mục Back up using File History, tiến hành nhấp vào lệnh Add a drive để tùy chọn ổ đĩa cần sao lưu toàn bộ dữ liệu.

Nhấn Add a drive để chọn ổ đĩa thực hiện sao lưu

Bước 5: Tiến hành chọn ổ đĩa xong, chức năng File History sẽ thực hiện sao lưu dữ liệu lên phần ổ đĩa đã được lựa chọn. Đồng thời, người dùng cũng có thể thoải mái tùy chỉnh các yếu tố như tần suất sao lưu, vị trí thư mục để sao lưu.

Chọn dữ liệu cần backup và tùy chỉnh

Bước 6: Khi backup lại phiên bản trước đó của tệp tin, người dùng thao tác mở thư mục chứa dữ liệu bên trong. Sau đó click chuột phải và chọn lệnh Restore previous versions là xong.

Khi cần restore lại chỉ cần nhấn Restore previous versions

Cách Backup sao lưu dữ liệu với Windows Backup and Restore

Tính năng Windows Backup and Restore được tích hợp sẵn trong phiên bản hệ điều hành Windows khá cũ là Win 7 hoặc 8.1. Ở version Windows 10, chức năng này được nhà cung cấp Microsoft chuyển đổi thành File History như đã đề cập ở trên. Việc backup và restore dữ liệu với chức năng Windows backup and Restore được tiến hành đơn giản như sau:

Bước 1: Lắp đặt 1 ổ đĩa có đủ không gian trống cho việc sao lưu toàn bộ thông tin, có thể dùng ổ đĩa mạng, ổ đĩa ngoài hoặc ổ cứng nào có sẵn trong máy tính.

Bước 2: Nhấn mở hộp thoại Control Panel bằng các tìm kiếm từ khóa tại menu Start trên thanh Taskbar và mở kết quả hiển thị.

Mở hộp thoại Control Panel

Bước 3: Tại cửa sổ Control Panel → Nhấn chọn lệnh Backup and Restore.

Chọn lệnh backup tại cửa sổ Control Panel

Bước 4: Trong hộp thoại Backup and Restore → Nhấp vào lệnh Set up backup.

Chọn lệnh Set up backup

Bước 5: Tại hộp thoại với lệnh Where do you want to save your backup?, người dùng chọn ổ đĩa muốn tiến hành sao lưu và bấm Next.

Lựa chọn ổ đĩa muốn backup dữ liệu và nhấn Next

Bước 6: Ở mục What do you want to back up?, người dùng có thể chọn lệnh Let me choose để tùy chọn thư mục, tệp tin. Hoặc chọn lệnh Let Windows choose để tiến hành backup thông tin quan trọng mặc định. Sau khi hoàn tất thì nhấn Next.

Tick lệnh Let me choose để chọn thư mục, tệp tin

Bước 7: Trong cửa sổ How often do you want to create a backup?, người dùng dễ dàng chọn tần suất sao lưu lại dữ liệu có sẵn hoặc tùy chỉnh lịch trình với Change schedule. Sau khi hoàn tất tùy chọn thì nhất vào lệnh Save settings and run backup.

Tiến hành cài đặt tần suất sao lưu

Bước 8: Tiến trình sao lưu dữ liệu sẽ được tiến hành và hiển thị ngay trên giao diện máy tính, người dùng chờ đợi vài phút là hoàn tất.

Hiển thị khu vực sao lưu thành công

Bước 9: Khi muốn khôi phục lại dữ liệu từ bản sao lưu, người dùng có thể trở lại hộp thoại Backup and Restore, click chọn lệnh Restore my files để tiến hành chọn tệp tin, thư mục cần được khôi phục lại.

Chọn Restore my files nếu cần khôi phục lại nguyên trạng

Cách Backup dữ liệu bằng phần mềm thứ ba

Ngoài backup trực tiếp trên máy tính, bạn cũng có thể chọn ứng dụng bên thứ 3 hỗ trợ như EaseUS Todo Backup, Acronis True Image… hoặc các trang web sao lưu online như Google Drive, OneDrive, Dropbox để tự động sao chép dữ liệu.

Ứng dụng hỗ trợ backup dữ liệu Acronis True Image

Các bước tiến hành backup dữ liệu hệ điều hành Windows thông qua phần mềm bên thứ 3 đơn giản như sau:

  • Bước 1: Tải và cài đặt phần mềm hỗ trợ sao lưu đã lựa chọn.
  • Bước 2: Khởi chạy phần mềm và chọn lệnh Create New Backup, tùy công cụ sẽ có lệnh khác nhau để tùy chọn.
  • Bước 3: Chọn tệp tin, dữ liệu cần được sao lưu, người dùng có thể lọc phần cần thiết hoặc sao lưu ổ đĩa toàn bộ.
  • Bước 4: Lựa chọn ổ đĩa, vị trí cần sao lưu dữ liệu trên máy tính.
  • Bước 5: Thay đổi các cài đặt bổ sung gồm nén dữ liệu, tần suất sao lưu, mã hóa và bảo vệ thông tin với mật khẩu.
  • Bước 6: Nhấn bắt đầu quá trình backup và chờ đợi tới khi hoàn thành.

Cách Backup sao lưu thủ công

Người dùng có thể backup dữ liệu thủ công đơn giản bằng phương pháp copy thư mục, tệp tin từ thiết bị dán vào ổ đĩa ngoại vi, thẻ nhớ hoặc công cụ khác. Đây là cách sao lưu dữ liệu truyền thống như đảm bảo thành công cao, thao tác diễn ra đơn giản.

Cách backup dữ liệu thủ công tiến hành siêu đơn giản

Khôi phục dữ liệu từ backup Windows

Để tiến hành khôi phục lại toàn bộ dữ liệu từ backup Windows được tiến hành theo các bước:

Bước 1: Bấm vào biểu tượng menu Start → Nhấn vào Settings (biểu tượng bánh răng) → Nhấp chọn lệnh Update & Security.

Chọn Update & Security tại hộp thoại Settings

Bước 2: Nhấn vào lệnh Backup nằm ở danh sách bên trái → Nhấn vào liên kết Go to Backup an Restore (đối với hệ điều hành Windows 7).

Chọn lệnh Go to Backup an Restore trong Backup

Bước 3: Click vào lệnh Select another Backup to Restore files from để bắt đầu khôi phục dữ liệu ở backup Windows.

Nhấn lệnh Select another Backup…

Bước 4: Kế đến, người dùng lựa chọn file ở kho backup muốn khôi phục → Click Next.

Chọn tệp tin cần khôi phục và nhấn Restore

Bước 5: Nhấn dấu tick ở lệnh Select all files from this backup để tiến hành restore lại toàn bộ dữ liệu từ bản backup đó → Nhấn Next để tiếp tục.

Tick vào tùy chọn Select all files…

Bước 6: Chọn lệnh In the original location → Nhấn vào Restore và chờ đợi vài phút cho hệ thống tiến hành là thành công.

Chờ đợi In the original location và click Restore

Hướng dẫn Cách backup dữ liệu trên máy Macbook

Cách backup dữ liệu trên thiết bị Macbook được tiến hành cụ thể theo từng bước bên dưới:

Bước 1: Nhấn vào biểu tượng Apple (trái táo khuyết) ở góc phải trên cùng màn hình máy tính → Chọn lệnh System Preferences.

Nhấn chọn lệnh System Preferences

Bước 2: Nhấn vào biểu tượng phần mềm Time Machine.

Vào ứng dụng Time Machine

Bước 3: Kế đó nhấn chọn lệnh Select Backup Disk.

Nhấn chọn Select Backup Disk

Bước 4: Lựa chọn ổ cứng mà người dùng đã kết nối với máy tính Mac → Nhấn vào lệnh Use Disk.

Chọn ổ cứng đã kết nối để backup

Bước 5: Tiến hành tùy chọn cách khôi phục dữ liệu backup ô Options bao gồm:

  • Lệnh Show Time Machine in menu bar: Cho phép hiển thị ứng dụng Time Machine ở thanh trình đơn.
  • Lệnh Back up while on battery power: Phần mềm Time Machine backup dữ liệu tự động khi thiết bị Mac không sạc pin.
  • Lệnh Back Up Automatically: Ứng dụng Time Machine sẽ tiến hành backup lại dữ liệu, tệp tin định kỳ.
  • Lệnh Notify after old backups are deleted: Phần mềm sẽ thực hiện thông báo khi hệ thống xóa sao lưu dữ liệu cũ để đủ dung lượng backup dữ liệu mới.
Lựa chọn option phù hợp và tiến hành backup

Khôi phục dữ liệu backup trên Mac bằng cách dùng Time  Machine

Sau khi trên hệ thống đã có backup dữ liệu tại phần mềm Time Machine thì có thể khôi phục đơn giản cho máy tính Mac theo các bước đơn giản bên dưới.

Yêu cầu để tiến hành khôi phục dữ liệu:

  • Kết nối ổ cứng với thiết bị chứa bản sao lưu.
  • Cắm sạc vào máy tính Mac.

Cụ thể:

  • Bước 1: Nhấp vào biểu tượng Apple (trái táo khuyết) nằm ở bên góc trái màn hình. Sau đó, người dùng chọn lệnh System Preferences → Nhấp ứng dụng Time Machine.
Chọn lệnh System Preferences
  • Bước 2: Chọn thời điểm, mốc thời gian cần lấy lại toàn bộ dữ liệu và nhấn Restore. Chờ đợi vài phút là dữ liệu được khôi phục hoàn tất.

Trên đây là cách backup dữ liệu và khôi phục trên máy tính chạy hệ điều hành Windows và máy Mac, người dùng có thể tiến hành nhanh chóng, đảm bảo thành công. Ngoài ra, Hocitngay luôn cập nhật các thông tin cập nhật về công nghệ, phần mềm nên bạn đừng quên theo dõi để có kỹ năng thao tác với thiết bị tốt nhất.

Đánh giá bài viết

Adblock test (Why?)


Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Năm lý do khiến bạn nên mua một chiếc AirPods Max
>> Tai nghe Galaxy Buds2 đang được chế tạo, thiết kế có nhiều nâng cấp
>> Loa 7.1 Là Gì? Hệ Thống Âm Thanh 7.1 Được Sắp Xếp Như Thế Nào?

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2024

Cách đặt mật khẩu máy tính Win 10 và hướng dẫn đổi mật khẩu

Việc tạo mật khẩu cho PC, máy tính giúp người dùng bảo vệ hệ thống an toàn hơn, tránh bị mất dữ liệu và thông tin riêng tư từ thiết bị. Ở bài viết sau, Hocitngay sẽ tiết lộ cách đặt mật khẩu máy tính win 10 đơn giản từ A – Z hoặc thay đổi mật khẩu khi cần thiết. Các thao tác được tiến hành đơn giản, nhanh chóng, không cần kỹ thuật phức tạp.

Chi tiết cách đặt mật khẩu máy tính Win 10

Hiện nay, có khá nhiều cách đặt mật khẩu máy tính win 10 dễ hiểu, bạn có thể chọn phương pháp phù hợp nhất được Hocitngay chia sẻ dưới đây.

Đặt mật khẩu máy tính bằng Windows Settings

Việc đặt mật khẩu bằng Windows Settings không quá phức tạp, có thể thao tác nhanh chóng trong 5 bước và không cần công cụ hỗ trợ.

Bước 1: Mở Menu Start → Bấm vào Settings (biểu tượng hình dạng bánh răng).

Vào mục Settings

Bước 2: Nhấp chọn vào mục Accounts.

Lựa chọn Account

Bước 3: Nhấn lệnh Sign-in options → Click vào Password → Lựa chọn Change.

Thao tác tại hộp thoại Sign-in options

Bước 4: Điền mật khẩu mới vào ô trống → Nhập lại để xác nhận mật khẩu → Nhập lại Password hint → Lựa chọn Next.

Điền mật khẩu

Bước 5: Nhấn Finish tiến hành lưu mật khẩu mới của Windows 10 vào máy tinh.

Nhấn Finish để tiến hành lưu

Cách cài mật khẩu máy tính win 10 bằng Control Panel

Ngoài ra, người dùng có thể cài đặt lại mật khẩu Windows 10 đơn giản với Control Panel ngay trên máy tính:

Bước 1: Vào mục Control Panel → Nhấn chọn lệnh User Accounts.

Vào User Accounts

Bước 2: Click chọn lệnh Manage another account.

Vào Manage another account

Bước 3: Chọn tài khoản Windows 10 muốn thay đổi mật khẩu.

Chọn account Win 10

Bước 4: Vào mục Create a password tiến hành tạo mật khẩu mới.

Chọn lệnh Create a password

Bước 5: Điền vào mật khẩu mới, tiến hành xác nhận mật khẩu, điền gợi ý nếu không may quên mật khẩu → Click vào Create password.

Điền và xác nhận mật khẩu Windows 10

Cài mật khẩu win 10 bằng tổ hợp phím Ctrl + Alt + Delete

Một cách đặt mật khẩu máy tính win 10 thông dụng khác được người dùng lựa chọn là dùng tổ hợp phím Ctrl + Alt + Delete, cụ thể tiến hành với các bước sau:

Bước 1: Nhấn và giữ tổ hợp Ctrl + Alt + Del.

Bước 2: Tiến hành nhập lệnh Change a password.

Chọn Change a password

Bước 3: Điền lại mật khẩu cũ (Trường hợp chưa từng tạo mật khẩu trước đó thì để trống). Sau đó, tiến hành nhập mật khẩu khác với lệnh New password → Nhập mật khẩu mới và xác nhận → Click chọn mũi tên ở hộp thoại Confirm password là hoàn tất.

Tiến hành điền và xác nhận password

Bước 4: Nhấn vào phím OK để hoàn tất. Giờ đây người dùng đã đặt thành công mật khẩu trên Windows 10, khi khởi động máy sẽ nhập vào ô Đăng nhập.

Nhấn OK để xác nhận đổi pass thành công

Đặt mật khẩu Win 10 bằng tài khoản Microsoft     

Tiến hành đặt mật khẩu mới với Windows 10 thông qua tài khoản Microsoft được tiến hành siêu dễ dàng với các bước cụ thể sau:

Bước 1: Vào Menu Start → Chọn lệnh Settings.

Vào phần cài đặt

Bước 2: Tiếp tục vào Accounts.

Lựa chọn Accounts

Bước 3: Nhấn vào Your info → Nhấn lệnh Sign in with a Microsoft account instead để thay mật khẩu mới với Windows 10.

Vào phần Your info để đổi mật khẩu

Bước 4: Điền vào Tài khoản Microsoft → Nhấn vào lệnh Next.

Nhập vào account Microsoft

Bước 5: Tiến hành nhập mật khẩu Microsoft → Click chọn Next.

Điền mật khẩu và nhấn vào Next

Bước 6: Thực hiện nhấn Next để tiến hành tạo mã PIN.

Nhấn Next

Bước 7: Điền vào mã PIN mới → Điền lại mã PIN để xác nhận → Tiến hành nhấn OK để thiết lập mật khẩu mới.

Nhấn OK để xác nhận mã pin mới

Cách thay đổi mật khẩu máy tính Win 10

Ngoài tạo mới mật khẩu, người dùng có thể thay đổi mật khẩu trên thiết bị Windows 10 với nhiều cách đơn giản được chia sẻ dưới đây.

Thay đổi mật khẩu từ Windows Settings

Để thay đổi mật khẩu trong Windows Settings cần thao tác đầy đủ các bước dưới đây:

Bước 1: Lựa chọn Menu Start → Nhấp lệnh Settings.

Vào biểu tượng Settings

Bước 2: Vào mục Accounts.

Lựa chọn Accounts

Bước 3: Nhấn vào lệnh Sign-in options → Click mục Password → Nhấn vào Change.

Thao tác để đổi mật khẩu Win 10

Bước 4: Điền mật khẩu hiện tại trên thiết bị → Nhấp Next.

Điền mật khẩu Windows 10 cũ

Bước 5: Điền vào mật khẩu Windows 10 mới → Xác nhận mật khẩu Windows mới → Nhận lại Password hint và nhấn vào nút Next.

Điền và xác nhận pass Win 10 mới

Bước 6: Nhấn Nút Finish để lưu lại mật khẩu mới vào hệ thống.

Nhấn Finish

Thay đổi mật khẩu Windows 10 bằng Control Panel

Tương tự cách đặt mật khẩu máy tính Win 10 với Control Panel, bạn cũng có dễ dàng thay đổi mật khẩu với công cụ này nhanh chóng.

Bước 1: Tìm kiếm key Control Panel tại thanh tìm kiếm → Bấm mở hộp thoại Control Panel.

Mở hộp thoại Control Panel

Bước 2: Nhấn lệnh User Accounts.

Chọn User Accounts

Bước 3: Vào phần liên kết quản lý tài khoản Manage another account.

Vào Manage another account

Bước 4: Vào chọn tài khoản người dùng máy tính cần đổi mật khẩu mới.

Lựa chọn Account

Bước 5: Nhấp chọn lệnh Change the password.

Click vào lệnh Change the password

Bước 6: Điền vào mật khẩu Win 10 hiện tại → Tiếp tục điền mật khẩu mới → Xác nhận lại mật khẩu Windows 10 mới → Click vào lệnh Change password.

Thao tác đổi pass Windows 10

Thay đổi mật khẩu Windows 10 bằng Command Prompt

Các bước thực hiện đổi mật khẩu Win 10 với lệnh Command Prompt trên thiết bị đơn giản như:

Bước 1: Tìm kiếm lệnh cmd trên thanh Taskbar → Khởi chạy lệnh Run as administrator.

Khởi chạy cmd

Bước 2: Điền lệnh net user → Nhấn nút Enter.

Vào lệnh net user

Bước 3: Điền vào lệnh net user USERNAME* (Người dùng thay thế USERNAME thành tên account Windows 10 cần đổi mật khẩu) → Nhấn vào nút Enter → Điền tiếp vào mật khẩu mới → Ấn nút Enter.

Thay thế tên account Windows 10

Thay đổi mật khẩu Windows 10 bằng Netplwiz

Để đổi mật khẩu hệ điều hành Windows 10 thông qua Netplwiz dễ dàng chỉ với 3 bước:

Bước 1: Nhấn giữ tổ hợp Windows + R → Hộp thoại Run xuất hiện → Tìm kiếm key netplwiz vào ô Open → Nhấn click chọn OK.

Tìm kiếm key netplwiz

Bước 2: Tại phần User Accounts, lựa chọn account Win 10 muốn đổi mới mật khẩu → Click vào nút Reset Password.

Tiến hành Reset Password

Bước 3: Điền vào ô mật khẩu mới → Tiến hành xác nhận mật khẩu Win 10 → Nhấn vào OK để hoàn thành.

Thay đổi mật khẩu Windows 10 bằng Computer Management        

Một cách khác để đổi mật khẩu Windows 10 là sử dụng Computer Management, các bước thay đổi nhanh chóng, không yêu cầu kỹ thuật cao.

Bước 1: Click vào biểu tượng This PC trên desktop trên máy tính → Nhấp chọn Manage.

Chọn biểu tượng This PC

Bước 2: Vào lệnh Local Users and Groups → Nhấn chọn Users → Nhấp chuột phải vào account người dùng để đổi mật khẩu → Lựa chọn lệnh Set Password.

Lựa chọn Set Password

Bước 3: Điền vào mật khẩu Windows 10 mới → Thực hiện xác nhận mật khẩu → Tiến hành nhấn OK.

Điền mật khẩu Win 10 mới

Một số lưu ý về cách đặt pass máy tính win 10

Trong cách đặt mật khẩu máy tính win 10, người dùng cần lưu ý một số điều quan trọng dưới đây để đảm bảo thành công 100%:

  • Với hệ điều hành Windows 10, người dùng có thể lựa chọn 2 loại account khác nhau: Tài khoản người dùng Microsoft và cục bộ.
Lưu ý về loại tài khoản Windows 10
  • Tài khoản chính thức Microsoft luôn yêu cầu quyền truy cập mạng, cho phép người dùng đăng nhập vào nhiều thiết bị đơn giản với cùng thông tin xác thực. Đồng thời cho phép truy cập vào Microsoft Store. Trong khi đó tài khoản cục bộ có khả năng truy cập giới hạn, chỉ dùng cho thiết bị cá nhân.
  • Khi tiến hành đổi mật khẩu tài khoản Windows 10 cục bộ tác động tới bất kỳ tính năng nào của hệ thống. Tuy nhiên, sau khi cài đặt hoặc thay đổi mật khẩu tài khoản Windows 10 có nghĩa là mật khẩu, bất kỳ khi nào đăng nhập phải dùng mật khẩu này.

Với một số cách đặt mật khẩu máy tính Win 10 được Hocitngay chia sẻ trên đây, người dùng có thể dễ dàng thao tác tại nhà, không tốn bất kỳ chi phí nào. Tuy nhiên, khi đặt mật khẩu cần lưu ý chọn các ký tự dễ nhớ, quen thuộc với bản thân nhưng không quá thông dụng để tăng mức độ bảo mật lên mức cao nhất.

Đánh giá bài viết

Adblock test (Why?)


Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Năm lý do khiến bạn nên mua một chiếc AirPods Max
>> Tai nghe Galaxy Buds2 đang được chế tạo, thiết kế có nhiều nâng cấp
>> Loa 7.1 Là Gì? Hệ Thống Âm Thanh 7.1 Được Sắp Xếp Như Thế Nào?