Thứ Năm, 23 tháng 5, 2024

Cách cài win bằng Winntsetup theo 2 chuẩn UEFI và Legacy 

Tiến hành cài Win là cách thức được người dùng áp dụng để loại bỏ một số lỗi vặt trên laptop, PC mà không cần tốn công sức mang ra tiệm sửa. Thực tế có khá nhiều phương pháp để cài lại Win, trong đó cài win bằng Winntsetup là hình thức được các kỹ thuật viên đánh giá cao với loạt ưu điểm ấn tượng. Ở bài viết này, Hocitngay sẽ tiết lộ từng bước để bạn dễ dàng tham khảo.

Ưu điểm cách cài Win bằng Winntsetup

Biện pháp cài win bằng Winntsetup được tích hợp khá nhiều ưu điểm nổi bật, bao gồm:

  • Người dùng dễ dàng cài lại Win theo chuẩn UEFI trên mọi nền tảng, phiên bản, dù máy tính sử dụng phiên bản Windows 32bit/ 64bit cũng thực hiện được dễ dàng.
  • Dù USB BOOT chỉ hỗ trợ cho thiết bị với chuẩn Legacy vẫn có thể cài đặt thành công Windows nhanh chóng.
  • Có thể tự tạo được phân vùng EFI nên thoải mái điều chỉnh dung lượng cho phần này.
  • Phù hợp khởi tạo các bản backup/ ghost dạng Setup cực đơn giản.
Cài win bằng Winntsetup gồm loạt ưu điểm ấn tượng

Phân vùng ổ cứng để cài Win bằng Winntsetup

Để tiến hành cài win bằng Winntsetup dựa theo chuẩn UEFI, laptop phải hỗ trợ chuẩn này và hệ thống BIOS phải được bật UEFI. Thực hiện tải xuống bộ cài Windows bất kỳ phù hợp với thiết bị và lưu vào ổ cứng.

Ngoài phân vùng ổ đĩa C chứa Windows, người dùng cần thực hiện xóa bỏ các vùng có đơn vị dung lượng MB như hình ảnh bên dưới đây:

Xóa bỏ các vùng dữ liệu không cần thiết

Tiếp tục nhấp chuột phải vào các phân vùng, lần lượt là Other, C, Recovery, FAT32… → Sau đó nhấp chọn lệnh Delete.

Nhấn chọn các phân vùng và Delete

Sau khi xóa hết các phân vùng không cần thiết ở trên thì chỉ còn hiển thị phân vùng Unallocated → Nhấn vào lệnh Apply để tiến hành xác nhận.

Thực hiện kiểm tra ổ cứng đã được điều chỉnh ở dạng GPT hay chưa (bên dưới chữ Disk), nếu chưa đổi (đang ở dạng MBR) thì phải tiến hành convert thành chuẩn GPT mới cài đặt được Windows chuẩn UEFI thành công. Nếu máy đang ở chuẩn MBR thì bạn nhấp chuột phải vào ổ C → Chọn lệnh Convert MBR to GPT Disk, cuối cùng nhấn Apply.

Tiến hành chỉnh ổ cứng về dạng GPT

Khi ổ cứng đã được chuyển về định dạng GPT thì người dùng chuyển sang bước phân vùng khởi động EFI kế tiếp. Tiến hành nhấp chuột vào phân vùng Unallocated → Nhấp chọn Create và thực hiện các thiết lập bên dưới:

Thực hiện thiết lập với phân vùng Unallocated

Khi phân vùng FAT32 đã tạo thành công thì nhấn chuột phải vào phân vùng FAT32, thực hiện nhấn chọn lệnh Change Partition Type ID → Click vào mũi tên ở vị trí số 1 và chọn lệnh EFI System Partition → Nhấn vào lệnh Yes.

Nhấp EFI System Partition và click vào lệnh Yes

Tiến hành nhấp chuột phải tại phân vùng Unallocated còn lại → Nhấn lệnh Create để tiến hành tạo vùng chứa hệ điều hành Windows. Người dùng nên giữ nguyên các thông số mặc định và nhấn OK.

Nhấn Create để tạo vùng chứa hệ điều hành Windows

Lưu ý người dùng nên ghi nhớ phân vùng này có dung lượng bao nhiêu để tiến hành chọn lựa cho đúng. Bước cuối cùng là nhấn Apply để lưu trữ toàn bộ các thiết lập.

Cài Win bằng Winntsetup theo chuẩn UEFI

Người dùng có thể thực hiện cài Win bằng Winntsetup dựa vào chuẩn UEFI khá đơn giản, chỉ cần chuẩn bị và thao tác cụ thể theo các bước bên dưới đây:

Công tác chuẩn bị 

Đầu tiên, phải chuẩn bị đầy đủ các yêu cầu bên dưới đây:

  • 1 USB Boot: Khuyến khích người dùng tạo USB chuẩn UEFI mới hoặc khởi tạo USB Boot đa năng.
  • Bộ cài hệ điều hành Windows 7, 8, 10, 11… phiên bản 64bit, nên tải từ trang chính thức của Microsoft để được hỗ trợ update và trải nghiệm mọi tính năng.
  • Thiết lập tiêu chuẩn UEFI trong BIOS trước khi tiến hành cài đặt, nếu không thực hiện bước này thì không thể cài lại Windows với Winntsetup.
Chuẩn bị 1 USB Boot để tiến hành cài lại Win

Tiến hành cài windows bằng WinNTSetup theo chuẩn UEFI

Việc tiến hành cài windows bằng WinNTSetup dựa trên chuẩn UEFI được tiến hành nhanh chóng thông qua các bước bên dưới đây:

Trước tiên người dùng nhấn đúp chuột để khởi động phần mềm → Nhấp vào lệnh search và giải nén tệp.

Nhấn lệnh Search để giải nén tệp

Lựa chọn tệp .ISO cần cài đặt và nhấn vào lệnh Open. Ngoài tệp đuôi iso thì người dùng cũng có thể cài file có đuôi là .wim, .esd đều được.

Lựa chọn file có đuôi .ISO

Kế đó nhấp chọn vào ô Search nằm ở hàng thứ 2 của Select location of the Boot drive để thực hiện chọn phân vùng khởi chạy EFI. Nhấp vào phân vùng vừa tạo → Nhấn chọn lệnh Select Folder.

Chọn Select Folder ở phân vùng vừa tạo

Tiếp tục chọn ô Search nằm ở dòng số 3 của tùy chọn Select location of the installation drive để quyết định phân vùng chứa hệ điều hành Windows. Lựa chọn đúng phân vùng vừa tạo dựa vào dung lượng rồi nhấp vào lệnh Select Folder.

Chọn vùng sẽ chứa hệ điều hành Windows

Ở mục Option lựa chọn phiên bản hệ điều hành Windows muốn cài đặt.

Ở phần Option chọn phiên bản hệ điều hành Windows muốn cài đặt

Tick vào tùy chọn Drive letter preassignment → Nhấn lệnh Setup.

Nhấn tick vào Drive letter preassignment và tiến hành Setup

Khi đó màn hình sẽ hiển thị một hộp thoại mới, người dùng nhấn vào OK → Chờ đợi quá trình cài đặt hoàn tất và nhấp Reboot thì thiết bị sẽ tự động chạy Windows mới.

Cài Windows chuẩn UEFI theo cách khác

Ngoài theo chuẩn UEFI qua Winntsetup thì việc cài lại hệ điều hành Windows có thể tiến hành theo một số phương pháp khác gồm:

  • Thiết lập lại hệ thống BIOS dựa trên chuẩn UEFI.
  • Khởi tạo một chiếc USB Boot theo chuẩn UEFI.
  • Thực hiện đổi ổ cứng chứa hệ điều hành Windows sang định dạng GPT.
  • Truy cập vào Mini Windows (viết tắt WinPE) để thực hiện Mount file Windows sang ổ đĩa ảo. Sau đó mở đĩa ảo vừa thao tác ra → Tiến hành chạy file Setup.exe để khởi động tiến trình cài đặt. Trong trường hợp file Setup.exe xuất hiện lỗi thì thử mở sources lên. Kế đến tiến hành chạy tệp install.wim để cài Win thử.
Cài Windows chuẩn UEFI đơn giản với thiết lập lại BIOS

Với những cách này, bạn có thể dễ dàng cài đặt Windows theo chuẩn UEFI mà không cần tốn công sức, thời gian mang máy ra tiệm.

Cài đặt Windows với WinNT Setup chuẩn Legacy

Cài đặt Windows theo chuẩn boot Legacy thông qua WinNT chỉ với 1 phân vùng không hề phức tạp, thậm chí còn đơn giản hơn Windows boot UEFI với 2 phân vùng.

Trong đó, chuẩn ổ cứng để cài đặt lại Windows boot Legacy là MBR. Cụm từ này được viết tắt từ Master Boot Record, là một tiêu chuẩn quản lý thông tin được IBM tạo ra vào năm 1983. Ổ cứng chuẩn MBR tương thích với hầu hết hệ điều hành Windows hiện nay, hỗ trợ dung lượng tối đa 2TB và từng ổ đĩa được phân thành 4 vùng. Tuy nhiên đây cũng là điểm hạn chế khá lớn của MBR.

Các bước cài lại hệ điều hành Windows theo chuẩn Legacy cụ thể như sau:

  • Bước 1: Boot vào WinPE NHV BOOT, thực hiện mở ứng dụng Partition Wizard, thao tác xóa các phân vùng dữ liệu cũ hoặc tiến hành phân vùng ổ cứng.
Vào ứng dụng Partition Wizard
  • Bước 2: Chọn và xóa các phân vùng Windows cũ không cần dùng đến → Nhấn lệnh Delete.
Nhấn Delete các vùng không cần thiết hoặc quá cũ
  • Bước 3: Thực hiện tạo phân vùng hệ điều hành Windows mới theo các bước như trong ảnh.
Tạo phân vùng mới chứa Win và nhấn OK
  • Bước 4: Nhấp chuột phải vào phân vùng mới tạo và chọn lệnh Set active.
Set active cho phân vùng mới
  • Bước 5: Kiểm tra lại ổ cứng chứa phân vùng Windows mới theo dung lượng.
Check phân vùng mới tạo thành công qua mức dung lượng
  • Bước 6: Nhấn đôi chuột để khởi động phần mềm WinNTSetup ở vị trí Desktop hoặc Menu Start.
Mở phần mềm WinNTSetup
  • Bước 7: Ở hộp thoại mới xuất hiện, nhấn chọn lệnh Search.
Nhấn vào Search
  • Bước 8: Nhấn chọn file .ISO để khởi chạy cài đặt hệ điều hành Windows.
Nhấn chọn tệp có đuôi .ISO
  • Bước 9: Ở mục Boot drive và Installation drive tiến hành nhấp chọn vào phân vùng đã khởi tạo trước đó.
Chọn vào các trường phân vùng đã tạo trước đó
  • Bước 10: Ở mục Options tiến hành chọn phiên bản Windows muốn cài đặt. Kế đó ở Add Drivers thì đối với máy tính sử dụng CPU Intel gen 11+ trở lên thì khi dùng WinNTSetup sẽ phải bổ sung thêm driver Intel Rapid Storage Technology (IRST) mới cài đặt được.
Chọn phiên bản Windows muốn cài ở phần Options
  • Bước 11: Sau khi cài đặt xong cấu hình ở phân vùng cần cài hệ điều hành Windows mới → Nhấn chọn lệnh Setup.
Sau khi cài cấu hình xong thì nhấn Setup
  • Bước 12: Ở hộp thoại mới xuất hiện để mặc định → Nhấn OK để bắt đầu tiến trình cài đặt hệ điều hành Windows.
Nhấn OK
  • Bước 13: Khi hộp thoại mới xuất hiện nhấn chọn Reboot để tiếp tục cài Windows theo chuẩn Legacy.
Chọn Reboot để tiếp tục tiến trình
  • Bước 14: Trong quá trình cài đặt, khi tới giao diện Unlock your Microsoft experience thì người dùng phải thực hiện nhập tài khoản Microsoft.
Hệ thống yêu cầu nhập tài khoản Win

Sau đó chờ đợi để hoàn tất quá trình cài đặt lại Win, tắt máy và khởi động lại là có thể sử dụng được dễ dàng với mọi tính năng.

Cài win bằng Winntsetup được đánh giá cao, là một trong các phương pháp hiệu quả nhất hiện nay khi đa số máy tính đều có USB Boot. Với vài cú nhấp chuột đơn giản, thiết bị đã tích hợp ngay hệ điều hành Windows mới mà không phát sinh lỗi như cách cài thông thường. Đừng quên theo dõi Hocitngay để cập nhật các thông tin về công nghệ, phần mềm mới nhất!

Đánh giá bài viết

Adblock test (Why?)


Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Năm lý do khiến bạn nên mua một chiếc AirPods Max
>> Tai nghe Galaxy Buds2 đang được chế tạo, thiết kế có nhiều nâng cấp
>> Loa 7.1 Là Gì? Hệ Thống Âm Thanh 7.1 Được Sắp Xếp Như Thế Nào?

0 nhận xét:

Đăng nhận xét