Pin CMOS là một bộ phận được tích hợp sâu trong máy tính và có nhiều vai trò quan trọng. Vậy thiết bị này thực chất là gì? Làm thế nào có thể thay pin một cách dễ dàng tại nhà? Để trả lời được những câu hỏi trên, bạn hãy cùng Hocitngay tham khảo qua bài viết sau đây nhé!
Khái niệm CMOS là gì? Ứng dụng của CMOS
Vậy pin CMOS là gì? Đây là bộ phận nằm bên trong bo mạch chủ của máy tính. Thiết bị này có vai trò quan trọng, giúp cài đặt các phần cứng cơ bản như BIOS, ngày, giờ cà nhiều cấu hình khác. Khi máy tính tắt nguồn, pin CMOS sẽ cung cấp nguồn năng lượng cho những dữ liệu trên để không bị mất.
Trong những năm đầu của ngành công nghệ, việc lưu trữ các cài đặt cấu hình trong máy tính chưa phải là một vấn đề lớn. Tuy nhiên với nhu cầu ngày càng tăng khi sử dụng nên CMOS RAM đã được ra mắt. Trong đó pin CMOS giúp cho bộ phận này luôn hoạt động ngay cả khi thiết bị tắt nguồn.
Trong nhiều thập kỷ qua, pin CMOS luôn có sự thay đổi và cải tiến rõ rệt. Ban đầu loại pin làm từ Ni-Cd (Niken-Cadmium) nên dễ dàng sạc lại nhiều lần. Tuy nhiên phiên bản này sau một thời gian sử dụng thường có xu hướng phình to và rò rỉ. Do đó công nghệ lithium đã được áp dụng vì giúp pin có tuổi thọ lâu dài và độ tin cậy cao.
Cơ chế hoạt động BIOS và CMOS
Khi máy tính, laptop hoạt động, pin CMOS lấy năng lượng từ nguồn điện chính. Tuy nhiên khi thiết bị trong trạng thái ngủ hoặc tắt nguồn thì pin này lại là nguồn điện duy nhất cung cấp cho bộ phận CMOS RAM. Qua đó giúp mọi dữ liệu, thông tin không bị mất và liên tục cập nhật chính xác ngày, giờ.
Tìm hiểu về công dụng và cấu tạo Pin CMOS
Vậy công dụng của pin CMOS là gì? Thiết bị này có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ, duy trì các cài đặt BIOS và hệ thống thông tin. Dưới đây là một số chức năng chính của pin mà bạn có thể tham khảo:
- Duy trì cài đặt BIOS: Khi laptop tắt nguồn hoặc trong trạng thái ngủ, pin CMOS sẽ cung cấp nguồn điện dự phòng để duy trì các cài đặt BIOS. Qua đó đảm bảo ngôn ngữ, cấu hình hệ thống, thứ tự ổ cứng sẽ không bị mất hoặc thất lạc.
- Bảo vệ thông tin hệ thống: Pin CMOS giữ cho các thông tin liên quan đến thời gian, ngày tháng hay chu kỳ đồng hồ không bị mất. Điều này đảm bảo hệ thống luôn duy trì sự chính xác, giúp người dùng dễ dàng lên lịch và đồng bộ dữ liệu.
- Đảm bảo hệ thống khởi động ổn định: Trong trường hợp pin CMOS bị hỏng hoặc hết tuổi thọ, máy tính sẽ gặp vấn đề như khởi động chậm, lỗi hẹn giờ hoặc BIOS không được lưu. Bằng cách thay pin bạn có thể đảm bảo thiết bị sẽ hoạt động lại ổn định và các cài đặt luôn được duy trì.
- Việc bảo trì và sửa chữa được đơn giản hóa: Pin CMOS thường có tuổi thọ khá lâu, thậm chí lên tới nhiều năm nếu máy tính không bị lỗi. Điều này là do con chip CMOS chỉ sử dụng một nguồn năng lượng nhỏ để hoạt động.
Về cấu tạo, pin CMOS có thể làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau như oxit bạc, kẽm – không khí, lithium hoặc kiềm. Hơn nữa loại pin này thường có thiết kế tròn nhỏ, đường kính dưới 25mm và chiều cao dưới 5mm. Do đó mà kiểu dáng trông rất giống một đồng xu hoặc cúc áo.
Khi nào cần thay thế pin CMOS?
“Làm thế nào để nhận biết máy tính cần thay thế pin CMOS?” đang là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Vì vậy qua bài viết sau đây Hocitngay sẽ chia sẻ một số dấu hiệu mà bạn có thể tham khảo.
Ngày hoặc giờ hiển thị không chính xác
Thông thường sau khi bật máy tính, thời gian sẽ luôn được cập nhật theo đúng giờ quốc tế. Điều này là do pin CMOS cung cấp năng lượng cho đồng hồ thời gian (RTC). Qua đó đảm bảo phần mềm luôn hoạt động và cập nhật chính xác.
Tuy nhiên trong trường hợp bật laptop lên và thấy ngày giờ hoạt động không còn chính xác. Hơn nữa việc này thường xuyên xảy ra khiến bạn phải liên tục tự cài đặt lại thì rất có thể pin CMOS đã hết năng lượng.
Các thiết bị đầu vào bắt đầu hoạt động không chính xác
Một dấu hiệu khác cho thấy pin CMOS cần thay mới là khi các thiết bị, cài đặt của bạn không còn hoạt động chính xác. Bạn có thể phát hiện thông qua thứ tự khởi động bị thay đổi, bảo mật máy tính mất hoặc liên tục phải cập nhật lại ngày tháng sau khi bật.
Thiếu driver
Pin CMOS giúp lưu trữ thông tin cấu hình của nhiều bộ phần cứng trong máy tính, laptop. Do đó khi thiết bị của bạn sau khi khởi động hay bị thiếu driver thì chính là do pin đã gần hết và không còn cung cấp đủ năng lượng.
Sự cố về bật/tắt nguồn
Pin CMOS có chức năng cung cấp nguồn điện cho board mạch để lưu lại mọi cấu hình. Tuy nhiên khi nguồn năng lượng này yếu đi thì sẽ thường gây ảnh hưởng tới tốc độ máy tính, thậm chí khiến thiết bị thường xuyên tắt máy đột ngột.
Âm thanh bíp hoặc thông báo lỗi
Một trong dấu hiệu rõ ràng cho thấy pin máy tính đang gặp vấn đề chính là có âm thanh bíp hoặc thông báo lỗi sau khi bật. Những thông báo này thường liên quan đến BIOS hoặc CMOS như “CMOS Checksum Error”, “System Battery is Low” hoặc “CMOS Read Error”.
Những lỗi này thường xuất hiện khi pin CMOS đã yếu hoặc hư hỏng. Do đó mà thiết bị không còn cung cấp đủ năng lượng để duy trì dữ liệu. Để giải quyết vấn đề này bạn hãy nhanh chóng thay pin để máy hoạt động lại bình thường.
Cách tháo và thay thế pin CMOS
Nếu máy tính hoặc laptop của bạn đang gặp phải các trường hợp trên thì thay pin CMOS là việc làm quan trọng. Quá trình thay pin cũng rất đơn giản, bạn hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà thông qua những bước sau đây.
Cách thay thế pin CMOS trên PC
Trước khi bắt đầu quá trình thay pin CMOS trên PC, các bạn hãy đảm bảo chuẩn bị cho mình đầy đủ những dụng cụ cần thiết như:
- Pin CMOS mới: Bạn hãy chắc chắn rằng đã mua đúng loại pin cho máy tính PC của mình. Thông thường thiết bị sử dụng phổ biến là loại CR2032 và có hình tròn nhỏ.
- Tua vít: Đồ vật dùng để mở case máy tính
- Dụng cụ chống tĩnh điện an toàn: Dụng cụ giúp đảm bảo an toàn trong suốt quá trình mở các thành phần điện tử bên trong.
Bước 1: Đầu tiên để đảm bảo an toàn cho bản thân, bạn cần tắt máy tính, ngắt nguồn và rút dây cắm ra khỏi ổ điện. Tiếp tục sử dụng tua vít để mở case thiết bị.
Bước 2: Sau khi mở case máy tính bạn hãy tìm kiếm pin CMOS trên mạch bo chủ. Thiết bị này có dạng một viên tròn nhỏ và dẹp, tương tự như pin của đồng hồ. Sau khi tìm thấy bạn ghi lại mọi thông số kỹ thuật trên vỏ pin như điện áp, điện hóa, hệ thống dây điện để mua đúng loại cần thiết.
Bước 3: Để gỡ pin CMOS ra khỏi khe cắm một cách nhẹ nhàng, bạn có thể dùng một dụng cụ nhỏ như tua vít hoặc kìm.
Bước 4: Trong quá trình gỡ bỏ và lắp pin mới vào, bạn hãy chú ý đặt pin đúng hướng sao cho dấu “+” hướng lên trên và dấu “-” hướng xuống dưới.
Bước 5: Sau khi thay pin, bạn tiếp tục đóng case và kết nối cho máy tính của mình. Khởi động lại thiết bị và kiểm tra xem các cài đặt BIOS đã hoạt động đúng cách chưa.
Cách thay thế pin CMOS trên laptop
Bước 1: Tương tự như PC, để thay thế pin CMOS trên laptop bạn cần phải tắt nguồn. Sau đó tháo đế laptop ở mặt sau và tìm kiếm cục pin tròn trên bảng bo mạch chủ.
Bước 2: Sau khi xác định được vị trí của pin trên laptop, bạn hãy ghi lại mọi thông số kỹ thuật để mua mới chuẩn nhất. Nếu có thể bạn hãy mang pin trực tiếp đến địa điểm bán, qua đó dễ dàng đối chiếu.
Bước 3: Nếu laptop của bạn sử dụng loại pin đồng xu thì việc tháo rời tương đối đơn giản. Bạn dễ dàng sử dụng ngón tay để nắm lấy cạnh pin rồi kéo lên. Ngoài ra cũng có thể sử dụng thiết bị tua vít để thực hiện.
Bước 4: Sau khi mua pin mới bạn hãy thổi bụi và vệ sinh nhẹ nhàng. Sau đó tiến hành lắp đặt vào bảng bo mạch chủ.
Bước 5: Khi pin đã được thay thế bạn hãy bật laptop và cài đặt lại mọi giá trị CMOS về mặc định. Sau khi thiết lập xong, trước khi thoát ra bạn hãy đảm bảo lưu lại tất cả cài đặt của mình.
Câu hỏi thường gặp
Ngoài câu hỏi “pin CMOS là gì?”, thiết bị này còn có nhiều băn khoăn khác được mọi người quan tâm và tìm hiểu. Chính vì vậy qua bài viết sau đây Hocitngay sẽ giải đáp một số thắc mắc phổ biến, qua đó giúp bạn hiểu rõ hơn về loại pin này.
Tuổi thọ và thời gian sử dụng của Pin CMOS
Pin CMOS thông thường có tuổi thọ khoảng từ 3-5 năm. Tuy nhiên tùy thuộc vào môi trường sử dụng, chất lượng pin và tần suất khởi động máy mà thời gian sử dụng có thể thay đổi. Khi pin CMOS yếu đi, thiết bị sẽ hiển thị các lỗi liên quan đến ngày giờ hoặc thiết lập BIOS.
Có thể sạc lại pin CMOS được không?
Pin CMOS thông thường làm từ chất liệu lithium nên không thể sạc lại được. Do đó khi năng lượng của pin giảm thì bạn cần thay thế bằng một viên pin mới. Việc cố gắng sạc lại pin để tiếp tục sử dụng có thể mang đến nhiều nguy hiểm như cháy nổ.
Thay pin CMOS có khó không?
Quá trình thay pin CMOS không quá phức tạp nhưng đòi hỏi người dùng cần có sự cẩn trọng. Bên cạnh đó bạn cũng phải trang bị cho mình một số kiến thức cơ bản về phần cứng máy tính, laptop.
Loại pin nào thường được sử dụng cho CMOS?
Loại pin sử dụng phổ biến nhất trên thị trường hiện nay chính là pin lithium hình tròn. Dòng sản phẩm này được ưa chuộng bởi có khả năng cung cấp năng lượng ổn định cho máy tính trong khoảng thời gian dài. Hơn nữa nhờ kích thước nhỏ gọn mà dễ dàng phù hợp với nhiều loại case laptop khác nhau.
Thay pin CMOS có làm ảnh hưởng đến dữ liệu trên máy tính không?
Quá trình thay pin không gây mất dữ liệu, file đã lưu trong máy tính. Tuy nhiên việc này có thể ảnh hưởng đến một số thiết lập trong BIOS/UEFI. Cụ thể như:
- Dữ liệu máy tính và pin CMOS: Pin CMOS không có chức năng lưu trữ dữ liệu của người dùng. Thiết bị này chỉ cung cấp năng lượng cho CMOS, một loại bộ nhớ giúp lưu trữ và thiết lập cấu hình BIOS/UEFI.
- Thiết lập BIOS/UEFI: Thiết lập trong BIOS/UEFI có thể bị mất hoặc trở về cài đặt ban đầu khi pin CMOS hết điện. Do đó sau khi thay pin người dùng cần thiết lập lại toàn bộ các tùy chọn như thời gian, thứ tự khởi động.
- Truy cập dữ liệu và khởi động: Toàn bộ dữ liệu trên ổ cứng sẽ không bị ảnh hưởng ngay cả khi điều chỉnh lại thiết lập BIOS/UEFI. Chính vì thế sau khi khởi động máy thành công, bạn sẽ thấy tất cả ứng dụng, file, tệp đều nguyên vẹn.
Bài viết trên đã giới thiệu chi tiết về công dụng, cấu tạo và cách thay thế pin. Hy vọng rằng từ những chia sẻ này bạn sẽ hiểu rõ hơn về CMOS cũng như các mẹo khắc phục vấn đề trên máy tính của mình.
Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Năm lý do khiến bạn nên mua một chiếc AirPods Max
>> Tai nghe Galaxy Buds2 đang được chế tạo, thiết kế có nhiều nâng cấp
>> Loa 7.1 Là Gì? Hệ Thống Âm Thanh 7.1 Được Sắp Xếp Như Thế Nào?
0 nhận xét:
Đăng nhận xét