Khi sử dụng laptop, PC thì một số trường hợp bạn có thể gặp lỗi full disk. Trường hợp sai lỗi này không quá lớn nhưng nếu không khắc phục đúng cách sẽ ảnh hưởng tới việc vận hành. Trong bài viết bên dưới, Hocitngay sẽ tiết lộ nguyên nhân, cách xử lý lỗi full disk 100 win 10 đơn giản từ A – Z mà bạn có thể dễ dàng áp dụng.
Lỗi Full Disk 100 Windows 10 là gì?
Trước khi tìm lý do và cách khắc phục lỗi full disk 100 win 10 trên máy tính, bạn cần tìm hiểu khái niệm lỗi này là gì. Thực tế, full disk thường xuất hiện trên các PC, laptop vận hành lâu năm. Lỗi full disk 100 win 10 để chỉ máy tính có phần ổ cứng phải “cày” hết công suất trong một khoảng thời gian dài, điều đó làm các phần mềm, dữ liệu luôn bị chậm, lag khi chạy.
Kể từ phiên bản Windows 8 thì hiện tượng này đã bắt đầu xuất hiện, tuy nhiên ở phiên bản Windows 10 thì lỗi full disk càng nghiêm trọng hơn. Khi gặp tình trạng này, người dùng thiết bị luôn bị ức chế, khó chịu khi thao tác máy thì mọi công việc luôn bị kéo dài, chậm đơ cho máy lag liên tục.
Nguyên nhân lỗi Full Disk 100 trên Windows 10
Hiện nay, người ta đã thử nghiệm và nhận thấy có khá nhiều nguyên nhân gây ra lỗi full disk 100 win 10, trong đó một số nguyên nhân chính có thể kể đến bao gồm:
- Thiết bị thường update hệ điều hành Windows 10 hoặc nâng cấp lên phiên bản mới.
- Hàng loạt chương trình chạy ngầm trên hệ thống khi khởi động máy.
- Người dùng cài đặt quá nhiều ứng dụng, phần mềm cùng một lúc.
- Hệ thống chứa quá nhiều tệp tin bị dính lỗi.
- Các ứng dụng diệt virus trong máy quá nặng, chiếm dụng nhiều tài nguyên.
- Thiết bị bị tấn công nặng nề bởi virus, mã độc từ trình duyệt web.
- Thiết bị đã sử dụng lâu năm và tồn đọng nhiều ứng dụng không dùng tới.
Trên đây là các lý do khiến thiết bị mắc lỗi full disk 100 win 10. Tuy nhiên, đây không phải tình trạng quá nghiêm trọng, hoàn toàn có thể khắc phục được với các phương pháp đơn giản mà Hocitngay sẽ bật mí ở phần tiếp theo.
Hướng dẫn khắc phục lỗi Full Disk 100 win 10 đơn giản
Tùy theo từng nguyên nhân gây ra lỗi full disk 100 win 10 mà người dùng sẽ đưa ra cách xử lý phù hợp, đảm bảo đơn giản và dễ tiến hành nhất. Nếu máy tính, PC của bạn đang gặp tình trạng này thì nhất định phải áp dụng các biện pháp cụ thể bên dưới đây.
Sửa lỗi full disk 100 Win 10 bằng cách set RAM thủ công Virtual memory
Việc khắc phục lỗi full disk 100 Win 10 với Virtual memory được tiến hành đơn giản với các bước:
Bước 1: Mở hộp thoại Adjust the appearance… từ thanh tìm kiếm Taskbar trên thiết bị.
Bước 2: Tiếp tục click chọn tab Advanced → Nhấn vào lệnh Change.
Bước 3: Nhấn bỏ dấu tích tại Automatically manage paging file size for all drivers → Nhấn vào lệnh Custom size → Thiết lập dung lượng RAM → Bấm Set → Click OK. Chẳng hạn nếu máy tính RAM 4GB thì nhập 2000 và 4000.
Giải quyết lỗi disk luôn chạy 100 bằng Troubleshooting
Để khắc phục lỗi với Troubleshooting khi ổ đĩa đang bị báo đầy, bạn tiến hành theo các bước bên dưới đây:
Bước 1: Vào hộp thoại Control Panel, gõ từ khóa Troubleshooting trên thanh tìm kiếm và nhấn vào Troubleshooting → Nhấn đúp chuột vào lệnh System and Security.
Bước 2: Khi hộp thoại mới hiện ra → Nhấn vào lệnh System Maintenance → Click Next.
Bước 3: Chờ máy tính tự động khắc phục lỗi tới khi xuất hiện dòng lệnh System Maintenance → Nhấn vào lệnh Try troubleshooting as an administrator.
Bước 4: Tiếp tục chờ đợi cho tới khi xuất hiện chữ Close thì nhấp vào để kết thúc.
Tắt thiết lập Maintenance
Để tắt thiết lập Maintenance trên hệ điều hành Windows 10 chỉ cần thực hiện đúng 2 bước:
Bước 1: Tại hộp thoại Control Panel, nhấn vào lệnh System and Security để khởi động. Kế tiếp nhấp chuột vào mũi tên thiết lập tùy chọn Maintenance → Nhấp chọn Settings.
Bước 2: Tiếp tục nhấp vào lệnh Never check for solutions (Not recommended), cuối cùng nhấn OK là thành công.
Tắt tùy chọn Windows SmartScreen
Người dùng muốn tắt tùy chọn Windows SmartScreen trên thiết bị để xử lý lỗi full disk khá đơn giản.
Ở mục Action Center trong Control Panel, nhấp chọn lệnh Change Windows SmartScreen Settings → Thực hiện tick vào lệnh Don’t do anything (Turn off Windows SmartScreen) là thành công.
Ngừng dịch vụ Service Superfetch
Dịch vụ Superfetch chạy liên tục trên hệ thống là lý do chính dẫn đến tình trạng full 100% disk tại hệ điều hành Windows 10. Tiến hành tắt dịch vụ này siêu đơn giản với các bước bên dưới:
Bước 1: Nhấn và giữ tổ hợp phím Windows + R, click mở hộp thoại Run, nhập lệnh Services.msc → Nhấn phím Enter.
Bước 2: Tìm kiếm dịch vụ Superfetch trong danh sách dịch vụ đang chạy trên hệ thống.
Bước 3: Nhấn vào lệnh Stop chấm dứt dịch vụ, trong ô Startup type hướng mũi tên xuống chọn Disable → Tiến hành khởi động lại thiết bị là thành công.
Tắt Windows Search
Sau khi điều chỉnh cài đặt bộ nhớ ảo Virtual memory thì người dùng thực hiện tắt dịch vụ Windows Search để hệ thống chạy mượt mà hơn.
Bước 1: Người dùng nhấn giữ tổ hợp Windows + R, mở hộp thoại Run trên thiết bị → Tiến hành nhập lệnh Services.msc → Nhấn phím Enter.
Bước 2: Hộp thoại Services xuất hiện → Người dùng tìm dịch vụ Windows Search → nhấp đúp chuột vào và chọn lệnh Disabled.
Bước 3: Khởi động lại máy tính Windows 10 để các thay đổi chính thức có hiệu lực.
Tắt Disk Diagnostics
Để tắt Disk Diagnostics xử lý lỗi đầy ổ cứng trên Windows 10 thì thực hiện đơn giản theo 2 bước bên dưới:
Bước 1: Người dùng vào hộp thoại Run gõ từ khóa gpedit.msc. Tìm tới đường dẫn:
Computer Configuration/Administrative Templates/System/Troubleshooting and Diagnostics/Disk Diagnostics
Cửa sổ bên phải sẽ xuất hiện dòng lệnh Disk Diagnostics: Configure execution level, người dùng nhấn đúp chuột vào.
Bước 2: Nhấn vào lệnh Disabled → Nhấp OK để lưu thay đổi.
Dọn rác và gỡ các phần mềm không cần thiết
Để tiến hành dọn rác, gỡ bớt các ứng dụng không dùng tới thì tiến hành theo các bước cụ thể bên dưới:
Bước 1: Thao tác mở hộp thoại Control Panel.
Bước 2: Nhấp vào thư mục Program.
Bước 3: Nhấn chọn lệnh Program and Futures.
Bước 4: Đưa con trỏ chuột tới ứng dụng muốn gỡ bỏ → Chọn lệnh Uninstall.
Kiểm tra ổ cứng bằng Disk Check
Để check lại ổ cứng và sửa chữa các lỗi với Disk Check thì có thể tiến hành với các bước cụ thể bên dưới đây:
Bước 1: Mở cửa sổ hộp thoại Command Prompt.
Bước 2: Tiếp tục nhập lệnh chkdsk /f /r C: và bấm nút Enter.
Tắt bớt ứng dụng chạy ngầm
Người dùng có thể tắt ứng dụng chạy ngầm trong Background apps đơn giản với các bước bên dưới đây:
Bước 1: Mở hộp thoại Background apps bằng cách vào Windows Setting → Nhấp chọn lệnh Privacy hoặc mở nhanh chóng bằng cách tìm từ khóa Background apps tại thanh tìm kiếm.
Bước 2: Ở dòng lệnh Let apps run in the background tiến hành gạt thanh trượt từ ON sang OFF.
Tắt Windows Defender của Windows 10
Người dùng có thể tắt phần mềm Windows Defender trên hệ điều hành Windows 10 với các thao tác đơn giản như sau:
Bước 1: Vào hộp thoại Start→ Nhấp chọn lệnh Settings.
Bước 2: Chọn dòng lệnh Windows Update and Security.
Bước 3: Nhấn vào lệnh Windows Security → Click lệnh Open Windows Security.
Bước 4: Chuyển toàn bộ các chế độ thành mục OFF là hoàn tất.
Tắt một số phần mềm khởi động cùng Windows 10
Nhằm giảm tình trạng full ổ cứng, người dùng nên tắt kích hoạt một số ứng dụng khởi động cùng Windows 10 với các bước sau:
Bước 1: Click mở mục Task Manager trên thiết bị bằng cách nhấp phải chuột vào Taskbar → Nhấp chọn lệnh Task Manager.
Bước 2: Nhấn vào lệnh Startup → Nhấp chuột phải vào phần mềm muốn tắt dịch vụ khởi động với hệ điều hành Windows 10 → Chọn lệnh Disable.
Thực hiện chống phân mảnh ổ cứng
Người dùng có thể tiến hành chống phân mảnh ổ cứng để khắc phục nhanh lỗi full disk 100 win 10 cực nhanh với các bước sau:
Bước 1: Mở phần quản lý tệp, chọn This PC → Click chuột phải chọn ổ đĩa bất kỳ → Nhấp vào lệnh Properties.
Bước 2: Nhấn vào tab Tools → Lựa chọn lệnh Optimize.
Bước 3: Điều chỉnh lại cài đặt phân mảnh ổ cứng → Tiếp tục nhấp lệnh Optimize.
Nâng cấp từ ổ cứng HDD sang SSD
Khi hoạt động thiết bị của người dùng cần vượt ra ngoài giới hạn dung lượng ổ cứng HDD cách duy nhất để khắc phục là nâng cấp ổ HDD lên SSD.
Ổ cứng SSD tích hợp cấu hình, dung lượng mạnh mẽ hơn giúp laptop, PC của người dùng có thể hoạt động nhanh chóng, hiệu quả nhất.
Khởi động lại máy tính
Việc khởi động lại máy tính sẽ xử lý hiệu quả hầu hết các lỗi khi thao tác với hệ điều hành Windows 10. Lý do xuất hiện lỗi là do phần mềm nào đó bị treo, không hoạt động được chiếm dụng quá nhiều tài nguyên hệ thống. Đặc biệt là việc đọc/ghi trực tiếp vào ổ cứng Windows 10 dẫn tới lỗi Full Disk.
Cách khởi động lại máy tính chạy hệ điều hành Windows 10 được tiến hành như sau:
Nhấn vào biểu tượng hình ô cửa sổ phía góc dưới dùng màn hình → Bấm vào nút Power để lựa chọn các hành động với Windows 10 → Nhấn vào nút Restart để khởi chạy lại máy tính Windows 10 nhanh chóng.
Thay đổi vị trí Pagefile
Pagefile là tệp tin tích hợp trên ổ cứng để tăng cường khả năng lưu trữ của RAM trong máy tính trong trường hợp cần thiết. Tuy nhiên trong một số tình huống lý do gây ra lỗi Disk Usage là do Pagefile bị lạm dụng chạy liên tục.
Nhằm xử lý lỗi này, biện pháp đầu tiên là cấy thêm ổ cứng RAM. Tuy nhiên để tiết kiệm chi phí có thể tiến hành đổi vị trí Pagefile theo các bước bên dưới:
Bước 1: Nhấp chuột vào My Computer hoặc ứng dụng This PC → Chọn lệnh Properties.
Bước 2: Vào mục Advanced system settings → Chọn lệnh Settings tại mục Performance → Chọn lệnh Advanced → Nhấn vào lệnh Change.
Bước 3: Dựa vào vị trí mặc định pagefile sẽ được chọn → Nhấp vào No paging file → Click chọn Set.
Bước 4: Người dùng chọn vị trí ổ cứng muốn dời tệp pagefile sang → Nhấp chọn System managed size → Click Set.
Bước 5: Nhấp chọn OK và khởi động lại thiết bị nhanh chóng.
Vô hiệu hóa Tips About Windows
Trong một số tình huống, bạn phải tiến hành vô hiệu hóa Tips About Windows để xử lý lỗi full disk hệ thống.
Đầu tiên để tắt kích hoạt Tips About Windows, người dùng vào Start → Chọn lệnh Settings → Nhấn chọn System → chọn lệnh Notification & actions. Cuối cùng đổi tùy chọn Show me tips about Windows thành OFF là thành công.
Cập nhật hệ điều hành Windows
Trong một số trường hợp, phiên bản Windows 10 của bạn đã quá cũ nên có thể mắc lỗi full disk. Người dùng chỉ cần cập nhật lại bản vá Win 10 là đảm bảo khắc phục thành công.
Đóng nền tảng chơi game Steam
Người dùng đam mê chơi game và cài đặt Steam thì đây có thể là lý do chính gây ra lỗi full disk Windows 10 100%. Nếu xuất hiện tình huống này, sử dụng task manager để tắt phần mềm.
Kế tiếp, mở hộp chạy tổ hợp Windows + R → Tiến hành nhập từ khóa steam://flushconfig. Một hộp thoại sẽ xuất hiện, thông báo nội dung sẽ bị xóa bỏ, chỉ cần nhấn OK là hoàn thành.
Sử dụng trình duyệt web khác
Một lý do khác gây lỗi full disk 100 win 10 có thể là do phiên bản trình duyệt. Đặc biệt nếu người dùng đang thao tác với Google Chrome.
Để khắc phục tình trạng này có thể chọn trình duyệt khác thay Google Chrome, chẳng hạn như Internet Explorer hoặc Safari.
Reset lại bộ nhớ ảo
Cách hiểu đơn giản thì bộ nhớ ảo là kết hợp của ổ cứng RAM và phần trống khác của ổ cứng. Nếu trường hợp RAM không đủ để tiến hành tác vụ nào đó thì dữ liệu sẽ tự động chuyển tới HDD (bộ nhớ ảo) và lưu ngược về RAM khi cần thiết, các bước tiến hành cụ thể gồm có:
Bước 1: Bấm và giữ tổ hợp Windows + R, mở hộp thoại Run rồi copy lệnh sysdm.cpl vào → Nhấn phím Enter.
Bước 2: Tại mục Advanced → Chọn Performance → Lựa chọn Settings.
Bước 3: Khi cửa sổ mới xuất hiện, chọn mục Advanced → Nhấn chọn Change.
Bước 4: Bỏ chọn ô Automatically manage…, chọn vị trí cài đặt Windows 10, thường là ổ đĩa C.
Bước 5: Người dùng phải nhập số liệu tại mục Initial Size, Maximum Size. Ở mục Initial Size, tự nhập số mong muốn. Nếu không có kinh nghiệm thì nhập số hệ thống gợi ý tại mục Recommended.
Bước 6: Nhấn và giữ tổ hợp gồm Windows + R rồi sau đó copy lệnh temp vào → Nhấn phím Enter.
Bước 7: Nhấn chọn toàn bộ tệp tin → bấm Shift + Delete để xóa hết tất cả.
Sửa driver StorAHCI
Bước 1: Thao tác mở Start Menu → Gõ dòng lệnh Device Manager → Nhấn phím Enter.
Bước 2: Nhấn chọn mũi tên bên cạnh IDE ATA/ATAPI Controllers.
Bước 3: Tiến hành nhấp đúp vào lệnh Standard SATA AHCI Controller.
Bước 4: Ở cửa sổ mới xuất hiện, chọn mục Driver → Nhấp chọn Driver Detail.
Bước 5: Ở cùng hộp thoại tại bước 4, nhấp chọn Details. Tại Property, click mở menu rồi chọn lệnh Device Instance Path.
Bước 6: Sao chép đường dẫn hiện lên, copy từ cụm “VEN” trở đi.
Bước 7: Mở hộp thoại Start Menu, gõ từ khóa regedit, bấm phím Enter.
Bước 8: Nhấn từ từ theo các mục bên dưới:
HKEY_LOCAL_MACHINE\System\CurrentControlSet\Enum\PCI\<AHCI Controller>\<Unique Nubmer>\Device Parameters\Interrupt Management\MessageSignaledInterruptProperties.
Tiến hành thay thế <AHCI Controller> và <Unique Number> bằng thông tin trong đường dẫn đã sao chép.
Bước 9: Nhấp mở MSISupported, tại Value data nhập vào số 0, nhấn OK là thành công.
Cập nhật driver ổ cứng
Bước 1: Mở hộp thoại Start Menu → Gõ từ khóa Device Manager, bấm phím Enter.
Bước 2: Nhấn mở mũi tên tùy chọn mục Disk Drives.
Bước 3: Tiến hành nhấp chuột phải vào ổ cứng đã cài Windows → Chọn lệnh Update driver.
Bước 4: Khi cửa sổ mới xuất hiện → Nhấn vào lệnh Search automatically…
Bước 5: Lựa chọn Update Driver là thành công.
Với các lỗi full disk 100 win 10 được Hocitngay chia sẻ trên đây, người dùng có thể dễ dàng khắc phục, có trải nghiệm với thiết bị tối ưu nhất. Đừng quên cập nhật liên tục các bài viết của Hocitngay để có thêm kinh nghiệm thao tác máy tính, PC tối ưu nhất.
Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Năm lý do khiến bạn nên mua một chiếc AirPods Max
>> Tai nghe Galaxy Buds2 đang được chế tạo, thiết kế có nhiều nâng cấp
>> Loa 7.1 Là Gì? Hệ Thống Âm Thanh 7.1 Được Sắp Xếp Như Thế Nào?
0 nhận xét:
Đăng nhận xét