Nhằm đáp ứng nhu cầu chia sẻ dữ liệu, lưu trữ thông tin ngày càng lớn của người dùng thì ngoài cách truyền thống như dùng USB, ổ cứng, thẻ nhớ, cloud… thì NAS cũng trở nên thông dụng. Vậy NAS là gì, cơ chế hoạt động ra sao và có những thành phần nào? Tất cả thông tin liên quan sẽ được Hocitngay chia sẻ bên dưới đây để người dùng tham khảo.
Ổ cứng mạng NAS là gì?
Ổ cứng NAS là gì? Đây là viết tắt của cụm từ Network Attached Storage hay được hiểu với nghĩa đơn giản là ổ cứng nối mạng. NAS được hiểu là công cụ lưu trữ toàn bộ file dữ liệu để truy cập nhanh chóng hơn từ đa dạng ổ cứng như laptop, PC, smartphone… từ bất cứ nơi nào.
Về kết cấu, NAS có các thành phần tương tự như một hệ thống máy tính với bộ xử lý CPU, thiết lập sẵn hệ điều hành là phiên bản rút gọn dựa theo Linux. Hệ thống này có thể dễ dàng kết nối thông qua mạng không dây hoặc có dây wifi.
Bình thường, ổ cứng NAS sẽ được ứng dụng nhằm mục đích lưu trữ cá nhân hoặc quy mô doanh nghiệp nhỏ. Ngược lại, nếu muốn tích hợp cho các doanh nghiệp lớn, NAS sẽ không tối ưu bằng mạng SAN. Với mục đích dùng cho quy mô doanh nghiệp, NAS được xem như máy chủ web hỗ trợ web server, MySQL, PHP,…
Tính năng nổi bật của ổ cứng NAS
Để nhận được sự tin tưởng của người dùng, ổ cứng NAS đã cung cấp hàng loạt các tính năng nổi bật, cụ thể bao gồm:
- Video Streaming: Hỗ trợ phân luồng hiển thị phim ảnh cho các thiết bị tích hợp DLNA/DMA hoặc điện thoại, máy tính, iPad…
- Ứng dụng di động: Tích hợp trong các máy chạy hệ điều hành như IOS, Windows, Android… và truy cập dữ liệu dễ dàng trong các ứng dụng Synology.
- Truy cập từ xa: Người dùng có thể thao tác ở bất cứ đâu nhờ tính năng Quick Connect mà không cần tốn thời gian đổi cổng(port forwarding).
- Tập trung dữ liệu: Mạng NAS hỗ trợ người dùng có thể truy cập dễ dàng từ bất kỳ thiết bị nào với kết nối mạng như MacBook, laptop hoặc điện thoại di động.
- Đồng bộ hóa: Nhờ vào Cloud Station thì các thiết bị được đảm bảo luôn đồng bộ. Tính năng này giúp người dùng dễ dàng tùy chỉnh các quyền và chọn tính năng hỗ trợ.
- Itune Streaming: Hệ thống NAS Synology cung cấp dịch vụ như thư viện Itunes để phân luồng hình ảnh, video lưu trữ trên DiskStation, cho phép người dùng mạng nội bộ sử dụng.
- Chia sẻ file: Tệp tin và thư mục được liên kết đơn giản, được đồng bộ Cloud Station nên thao tác tối ưu.
- Chia sẻ hình ảnh: Dễ dàng lưu trữ hình ảnh được nhận từ DS photo+ hoặc ứng dụng khác thuộc Synology.
- Đồng bộ lưu trữ đám mây: Mạng NAS giúp đồng bộ DiskStation người dùng nhờ vào dịch vụ đám mây công cộng miễn phí.
Những lợi ích khi sử dụng NAS
Thay vì dùng các phương pháp chia sẻ tệp và lưu trữ truyền thống thì mạng NAS là giải pháp thay thế tối ưu và tiết kiệm chi phí nhất. Một số lợi ích tuyệt vời mạng NAS mang lại để người dùng trải nghiệm bao gồm:
- Toàn bộ dữ liệu được quản lý tập trung, dễ dàng truy cập mọi nơi, mọi lúc mà không bị giới hạn dung lượng, số lượng thiết bị kết nối trong 1 thời điểm.
- Đối với doanh nghiệp, sử dụng NAS sẽ giảm thiểu chi phí tối ưu. Thay vì các sever đắt đỏ, đòi hỏi phải bỏ tiền quản lý, bảo trì phức tạp thì NAS là hệ thống dễ nâng cấp và quản lý hơn nhiều, các thao tác đơn giản và không đòi hỏi kỹ thuật cao.
Ưu và nhược điểm của ổ cứng mạng NAS
Bên dưới đây là các ưu điểm – hạn chế của ổ cứng mạng NAS được Hocitngay chia sẻ:
Ưu điểm
Tốc độ: Ổ đĩa mạng NAS giúp người dùng thực hiện truyền tải dữ liệu tức thì qua mạng LAN, không bị gián đoạn bởi tốc độ Internet. Người dùng cũng dễ dàng truy cập dữ liệu mọi lúc mọi nơi khi có kết nối Internet, miễn là ổ cứng NAS có kết nối.
Thao tác dễ dàng: Hệ thống mạng NAS dễ cài đặt, giao diện đơn giản dễ thao tác. Người dùng chỉ cần kết nối NAS với router và setup hệ thống ban đầu. Sau đó, các thao tác sao lưu, chia sẻ và quản lý thông tin sẽ đơn giản hơn thông qua công cụ khác máy tính, máy tính bảng, điện thoại,…
Đầy đủ chức năng: Không chỉ dùng để lưu trữ, NAS có thể bao gồm hàng loạt chức năng khác như máy chủ tệp tin, in ấn, website, truyền thông đa phương tiện… Người dùng còn có thể cài đặt các ứng dụng khác để tăng cường tính năng mạng NAS.
Nhược điểm
An ninh: NAS hoàn toàn có thể bị tấn công bởi virus hoặc hacker nếu không được bảo mật tối ưu. Người dùng cần thiết lập các tính năng an ninh như tạo tài khoản chính chủ, lập quyền truy cập, mã hóa các tệp dữ liệu…
Độ tin cậy: Hệ thống có thể mắc phải sự cố phần mềm hoặc phần cứng, người dùng cần kiểm tra và bảo trì thường xuyên để giữ hoạt động ổn định. Người dùng nên ưu tiên chọn các ổ cứng NAS tích hợp RAID (viết tắt của Redundant Array of Independent Disks) để tăng cường khả năng xử lý lỗi.
Tầm quan trọng của các thiết bị NAS
Các gia đình, doanh nghiệp nhỏ đa dạng lĩnh vực thì thiết bị NAS là lựa chọn hữu hiệu vì cung cấp kho lưu trữ dữ liệu hiệu quả, dễ dàng mở rộng với chi phí thấp. Dưới đây là tầm quan trọng của mạng NAS mà người dùng có thể cân nhắc đầu tư:
Triển khai đám mây riêng cho các tổ chức
Đám mây riêng là nơi có tác dụng lưu trữ toàn bộ tài nguyên từ trung tâm dữ liệu của tổ chức nào đó. Hệ thống đám mây này vận hành bằng ổ cứng nội bộ hoặc cơ sở hạ tầng được phát triển bởi bên thứ 3. Người dùng có thể dùng mạng NAS để triển khai dữ liệu đám mây riêng cho tổ chức cực kỳ tiện ích.
Lưu trữ cục bộ linh hoạt đối với các doanh nghiệp nhỏ
Hệ thống NAS dễ dàng được điều chỉnh tùy theo quy mô lớn nhỏ, yêu cầu cụ thể của từng tổ chức. Bao gồm những giải pháp lưu trữ chi phí thấp, ít dung lượng tới các hệ thống cao cấp, chi phí đắt hơn được lưu hành rộng rãi ngoài thị trường.
Những thành phần của NAS
Hệ thống thiết bị NAS thường bao gồm các thành phần cụ thể như sau:
Ổ lưu trữ vật lý
NAS được tích hợp gồm 2 – 5 ổ cứng, đảm bảo tài nguyên lưu trữ mức lớn nhất. Nhiều ổ cứng vật lý được bố trí logic thành hệ thống lưu trữ dự phòng RAID. Thực tế, RAID là công nghệ ảo giúp kết hợp nhiều thành phần vật lý riêng biệt thành 1 đơn vị logic, hỗ trợ tăng cường hiệu suất và sao lưu dữ liệu tốt hơn.
Bộ xử lý trung tâm (CPU)
Các thiết bị mạng NAS tích hợp 1 CPU có thể quản lý hệ thống tệp tin và thông tin điện toán đám mây. CPU sẽ tiến hành đọc và ghi dữ liệu, thao tác xử lý tệp tin, hỗ trợ gửi tệp, quản lý các người dùng kết nối và tích hợp đám mây khi cần thiết.
Hệ điều hành
Hệ điều hành là giao diện hiển thị bao gồm phần mềm, phần cứng của công cụ và người thao tác với thiết bị đó. Mặc dù các công cụ lưu tệp tin kết nối mạng phức tạp được trang bị hệ điều hành riêng nhưng các NAS đơn giản sẽ không có hệ điều hành.
Giao diện mạng
Hệ thống NAS kết nối với mạng thông qua giao diện mạng, có thể được thiết lập nhanh chóng bằng cáp Ethernet hoặc dây dẫn Wi-Fi. Một số hệ thống NAS còn tích hợp USB để hỗ trợ sạc hoặc kết nối dễ dàng với thiết bị khác.
Điểm khác biệt giữa ổ cứng mạng NAS và dịch vụ lưu trữ đám mây
Cùng phân tích một số điểm khác biệt nổi bật giữa ổ cứng mạng NAS với hệ thống lưu trữ đám mây để đưa ra lựa chọn phù hợp.
Bảo mật
Mạng NAS cung cấp khả năng bảo mật cao hơn do dữ liệu không được tích hợp trên máy chủ của bất kỳ bên thứ 3 nào. Tuy nhiên, Cloud Storage vẫn hỗ trợ sao lưu dữ liệu dễ dàng, đáng tin cậy nhanh chóng.
Khả năng truy cập
Thiết bị NAS có thể truy cập được dữ liệu nhanh chóng hơn do được lưu trữ vào ổ cứng (trường hợp kết nối với ổ cứng NAS với quy mô nhà ở, văn phòng…). Ngược lại, dịch vụ lưu trữ đám mây dễ dàng bị ảnh hưởng, không thể truy cập được nếu mất kết nối Internet.
Dung lượng lưu trữ
Tất cả các thiết bị lưu trữ NAS, lưu trữ đám mây đều có dung lượng lưu trữ khổng lồ. Tuy nhiên, thiết bị NAS có dung lượng phụ thuộc vào ổ cứng được cài đặt trên hệ thống, người dùng thoải mái chọn dung lượng ổ cứng và mở rộng bất kỳ lúc nào tùy theo nhu cầu.
Ngược lại với lưu trữ đám mây, chỉ có dung lượng lưu trữ miễn phí cơ bản để người dùng sử dụng (tối đa 15GB). Nếu muốn mở rộng thêm, người dùng có thể mua thêm dung lượng trả phí để có thể lưu trữ thoải mái.
Kiểm soát
Về cơ bản, thiết bị NAS và dịch vụ lưu trữ cloud đều tiến hành lưu trữ và quản lý toàn bộ dữ liệu hệ thống. Tất cả đều thao tác với dữ liệu trực tuyến, truy cập ở bất kỳ đâu, bất kỳ thời điểm nào thông qua các thiết bị như di động, máy tính hoặc máy tính bảng.
Cả 2 hệ thống đều được kiểm soát, duy trì liên tục bởi các nhà cung cấp dịch vụ, luôn cam kết tính sẵn sàng và bảo mật của dữ liệu.
Những lưu ý khi mua và sử dụng ổ cứng NAS
Để chọn được ổ cứng NAS phù hợp, người dùng cần lưu ý một số điều quan trọng sau đây:
Ổ cứng
Khi chọn mua ổ cứng NAS, người dùng cần xem xét yếu tố quan trọng nhất là dung lượng ổ cứng, nếu được hỗ trợ tích hợp RAID sẽ bảo vệ dữ liệu khỏi lỗi hiệu quả. Đối với 1 NAS 2-Bay sẽ phù hợp nếu cần ít hơn 10TB dung lượng, nếu nhu cầu cao hơn nên chọn loại NAS 4-Bay, 6-Bay.
Nếu người dùng cần hơn 40TB dung lượng lưu trữ và có kế hoạch mở rộng liên tục trong tương lai thì nên chọn NAS 8-Bay. Đặc biệt, hệ thống NAS không cần phải chuẩn bị đủ dung lượng ổ cứng ngay từ đầu, chỉ cần chọn mức cần thiết, nếu không đủ có thể mở rộng sau.
Lựa chọn CPU cho hệ thống NAS
Việc lựa chọn CPU tương thích với hệ thống NAS cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng, CPU được coi là bộ não trung tâm giúp hệ thống vận hành liên tục. Tuy nhiên, khi chọn CPU cần lưu ý sẽ khác với máy tính, NAS hoạt động thường xuyên, thời gian lâu dài, thao tác thụ động nên không cần công suất xử lý quá cao.
Hệ thống CPU trong mạng NAS được thiết kế, điều chỉnh để tiết kiệm năng lượng, ít tỏa nhiệt hơn và tập trung vào xử lý các tệp tin. Mặc dù một số mạng NAS cao cấp có CPU mạnh mẽ như Intel Core i7, Intel Xeon… nhưng đa số các NAS tầm trung đều sử dụng CPU thông thường như Celeron, Pentium, AMD…
Bao nhiêu RAM là đủ với NAS
Dung lượng RAM tích hợp trong NAS không có con số bao nhiêu là đủ, dao động phụ thuộc vào số ứng dụng, người dùng kết nối NAS cùng 1 thời điểm. Có quy tắc chung rằng nếu NAS được kết nối cho số người ít hơn 5, tiến hành sao lưu, phát mạng cho nhiều thiết bị thì phải có tối thiểu 2GB dung lượng RAM để hoạt động trơn tru. Tuy nhiên, nếu tần suất sử dụng ít, không kết nối đồng loạt thì chỉ cần 1GB RAM là đủ.
Nếu dùng mạng NAS để chạy ứng dụng Plex hoặc theo dõi cùng lúc hơn 10 camera giám sát, lưu trữ vào hệ thống hàng loạt email, website thì nên chọn loại ít nhất 4GB RAM.
Người ra, nếu muốn tích hợp NAS cho quy mô doanh nghiệp, cần giám sát thiết bị nhiều với hàng loạt các IP camera, máy ảo (VM)… thì cần loại có ít nhất 8GB RAM. Số RAM có thể tăng liên tục tùy thuộc vào số thiết bị và nhu cầu cụ thể.
Yếu tố về bảo mật
Yếu tố bảo mật là vấn đề cốt lõi bạn cần cân nhắc khi chọn bộ kết nối mạng NAS. Đảm bảo đủ các tính năng như mã hóa dữ liệu, tường lửa, quét virus… Tất cả dữ liệu được lưu trữ và kiểm soát dựa trên các tiêu chuẩn bảo mật chặt chẽ, ít xuất hiện rủi ro nhất.
Yếu tố về kết nối
Hệ thống NAS có thể hỗ trợ hiển thị với giao diện Gigabit Ethernet tốc độ 10Gb/s hoặc thậm chí nhanh hơn. Một mạng NAS bao gồm tính năng Port Trunking tích hợp ở 2 cổng Ethernet. Khi có sự cố, hệ thống DHCP sẽ tự động nhận kết nối từ mạng cho phép điều khiển thiết bị từ xa dễ dàng thông qua mạng LAN.
Mong rằng những thông tin được Hocitngay chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn giải đáp được NAS là gì, quyết định lựa chọn loại nào trong trường hợp cụ thể. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và cung cấp các kiến thức cần thiết một cách nhanh chóng.
Xem Chi Tiết Ở Đây >>>
Bạn có thể quan tâm:
>> Năm lý do khiến bạn nên mua một chiếc AirPods Max
>> Tai nghe Galaxy Buds2 đang được chế tạo, thiết kế có nhiều nâng cấp
>> Loa 7.1 Là Gì? Hệ Thống Âm Thanh 7.1 Được Sắp Xếp Như Thế Nào?
0 nhận xét:
Đăng nhận xét